TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 28 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 104  
 
2 7 5 9 0 8 0 3
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
1/10 trẻ sơ sinh trên thế giới không nhận được bất kỳ loại vắc xin phòng bệnh nào trong năm 2016

Theo ước tính tiêm chủng mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), năm 2016, trên thế giới có 12,9 triệu trẻ sơ sinh và gần 1/10 trong số đó không nhận được bất kỳ loại vắc xin phòng bệnh nào. Điều đó có nghĩa rằng các trẻ sơ sinh này đã bỏ lỡ liều đầu tiên của vắc xin DTP phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván, đặt chúng vào nguy cơ nghiêm trọng có khả năng mắc các bệnh gây tử vong này.

 
( Ảnh sư tầm )
 

Thêm vào đó, ước tính 6,6 triệu trẻ sơ sinh được nhận liều đầu tiên của vắc xin DTP đã không tiêm chủng đầy đủ loạt 3 liều DTP trong năm 2016. Từ năm 2010, tỷ lệ trẻ em nhận đầy đủ các loại tiêm chủng định kỳ bị đình trệ ở mức 86% (116,5 triệu trẻ), không có sự thay đổi đáng kể trong bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào trong những năm qua, trong khi mục tiêu bao phủ tiêm chủng toàn cầu đề ra là 90%.

Hầu hết các trẻ em không nhận được tiêm chủng đều bị bỏ sót bởi hệ thống y tế, và có khả năng chưa nhận được bất kỳ dịch vụ y tế cơ bản nào khác. Nếu muốn nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng toàn cầu, các dịch vụ y tế phải đạt tiếp cận với những đối với khó khăn. Mỗi liên hệ với hệ thống y tế phải được nhìn nhận như một cơ hội cho tiêm chủng. 

Tiêm chủng hiện đang dự phòng 2 – 3 triệu ca tử vong mỗi năm, do bạch hầu, uốn ván, ho gà và sởi. Nó được coi là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng thành công và hiệu quả nhất.

Các mức độ bao phủ tiêm chủng toàn cầu

Theo số liệu mới đây, 130/194 quốc gia thành viên của WHO đã đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ tối thiểu đạt 90% đối với DTP3 ở cấp quốc gia – một trong những mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Hành động Vắc xin Toàn cầu. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 10 triệu trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng bổ sung ở 64 quốc gia, nếu tất cả các quốc gia muốn đạt tỷ lệ bao phủ tối thiểu 90%. Trong số đó, 7,3 triệu trẻ sống trong khu vực nhân đạo hoặc dễ bị tổn thương, bao gồm cả các quốc gia xảy ra xung đột, 4 triệu trẻ đang sống ở 3 quốc gia là Afghanistan, Nigeria và Pakistan. Đây là những nơi rất cần thiết, phải được tiếp cận với các dịch vụ tiêm chủng định kỳ để đạt được và duy trì xóa bỏ bệnh bại liệt.

Năm 2016, 8 quốc gia có tỷ lệ bao phủ dưới 50% đối với vắc xin DTP3 là Cộng hòa Trung Phi, Chad, Guinea Xích đạo, Nigeria, Somalia, Nam Sudan, Cộng hòa Arab Syria và Ukraine.

Trên toàn cầu, 85% trẻ em được tiêm ngừa vắc xin sởi liều đầu trước sinh nhật đầu tiên, thông qua các dịch vụ y tế định kỳ, và 64% trẻ em được tiêm liều thứ hai. Tuy nhiên, mức độ bao phủ vẫn duy trì ở mức thấp so với yêu cầu để ngăn ngừa bùng phát dịch, dự phòng tử vong và đạt được các mục tiêu loại trừ bệnh sởi theo khu vực.

152 quốc gia hiện đang sử dụng vắc xin phòng rubella và tỷ lệ bao phủ toàn cầu tăng từ 35% năm 2010 lên 47% năm 2016. Đây là bước tiến lớn hướng đến giảm mắc hội chứng rubella bẩm sinh, là một tình trạng nghiêm trọng dẫn đến khiếm thính, khuyết tật tim bẩm sinh và mù lòa, trong số những người khuyết tật suốt đời khác.

Tỷ lệ bao phủ toàn cầu của các loại vắc xin mới được khuyến cáo gần đây vẫn chưa đạt 50%. Những vắc xin này bao gồm các loại vắc xin dự phòng các nguyên nhân gây tử vong chính ở trẻ em như rotavirus, một căn bệnh gây tiêu chảy nặng và viêm phổi ở trẻ em. Tiêm phòng cả ai bệnh này sẽ làm giảm đáng kể số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đáp ứng Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình đang tụt lại phía sau trong việc giới thiệu những loại vắc xin mới hơn và đắt tiền hơn. Các quốc gia này thường không nhận được hỗ trợ từ bên ngoài và ngân sách y tế của họ thường không đủ chi trả cho các chi phí mua vắc xin.

Bất công bằng trong bao phủ tiêm chủng

Các ước tính về mức độ bao phủ các quốc gia thường ẩn đi các bất bình đẳng lớn trong mức độ bao phủ của mỗi quốc gia. Theo báo cáo của WHO có tên gọi Tình trạng Bất bình đẳng: Tiêm chủng trẻ em, nêu bật sự bất bình đẳng trong bao phủ tiêm chủng trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong 10 năm qua. Báo cáo này cho thấy rằng những cải tiến toàn cầu đã được thực hiện với những mô hình có sự thay đổi giữa các quốc gia, nhìn chung có ít sự bất bình đẳng hơn 10 năm trước đây.

Những phát hiện này cũng được củng cố bởi nghiên cứu gần đây của UNICEF, trong đó nhấn mạnh đến chi phí hiệu quả của việc đầu tư cho các cộng đồng nghèo nhất và thiệt thòi nhất. Tiêm chủng là một trong những biện pháp can thiệp hướng tới công bằng nhất, cung cấp vắc xin đến các cộng đồng nghèo nhất, phụ nữ và trẻ em phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoàn cảnh.

Các nỗ lực để giảm bất bình đẳng liên quan đến tình trạng kinh tế hộ gia đình và trình độ giáo dục của người mẹ là cần thiết ở nhiều quốc gia, nếu muốn nâng cao mức độ bao phủ tiêm chủng. Ngoài ra, hơn một nửa dân số toàn cầu sống tại các khu vực đô thị, bao gồm cả các khu nhà ổ chuột đang phát triển nhanh chóng tại Châu Phi và Châu Á. Người nghèo đô thị là một nhóm có nguy cơ cao bị bỏ sót hoặc không được tiêm chủng.

Lần đầu tiên, WHO và UNICEF đã thu thập dữ liệu phân tách về tiêm chủng ở cấp địa phương. Trong số 194 quốc gia báo cáo, 125 quốc gia đã báo cáo về mức độ bao phủ cấp địa phương, bao gồm gần 20.000 quận huyện và khoảng 2/3 số trẻ sơ sinh toàn cầu. Những dữ liệu này sẽ giúp làm sáng tỏ hơn sự khác biệt về địa lý trong việc tiếp cận vắc xin. 

Kể từ năm 2000, WHO và UNICEF đã cùng phối hợp để thực hiện các ước tính bao phủ quốc gia cho mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở hàng năm. Ngoài việc đưa ra ước tính bao phủ tiêm chủng cho năm 2016, quá trình ước tính của WHO và UNICEF sẽ xem xét lại toàn bộ chuỗi số liệu về tiêm chủng với những thông tin sẵn có mới nhất. Bản sửa đổi 2016 bao gồm dữ liệu 37 năm từ 1980 đến 2016.

Ngày 18/07/2017
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.