TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 148  
 
2 7 7 6 3 5 2 4
 
 
Thông tin Y tế Việt Nam
Các chế độ phụ cấp trong cơ cấu tiền lương tính BHXH điều chỉnh năm 2016 trong lĩnh vực y tế

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 quy định chi tiết hơn một số chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành và bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động như: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng mức trợ cấp ốm đau, bổ sung nhiều chế độ thai sản, điều chỉnh chế độ hưu trí, tổ chức thực hiện minh bạch và điều chỉnh chế độ hưu trí. Những điều chỉnh của Luật BHXH mới được đánh giá là ưu việt, mang lại quyền lợi nhiều hơn cho người lao động. Tuy nhiên, một số nội dung điều chỉnh chưa rõ ràng đang khiến người lao động và người sử dụng lao động băn khoăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt là về các khoản được tính trong tiền lương tháng đóng BHXH. 

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

- Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

- Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Phụ cấp lương được định nghĩa trong văn bản là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Theo quy định của văn bản có thể xác định được rõ ràng một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Y tế là: Phụ cấp chức vụ (Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ), Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Thông tư 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ), Phụ cấp khu vực (Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005), Phụ cấp lưu động (Thông tư 06/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ), phụ cấp thu hút (Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 5/1/2005, Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/07/2009 của Chính phủ và Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ) và 2 loại phụ cấp có quy định trong văn bản nhưng ngành Y tế chưa được hưởng: phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề. 

Ngoài các loại phụ cấp trên, các phụ cấp khác không được nêu tên cụ thể mà chỉ đề cập chung trong thuật ngữ "các phụ cấp có tính tương tự". Điểm này gây khó hiểu cho người đọc và dẫn đến các suy đoán khác nhau về các loại phụ cấp "tương tự" này. Nếu xét các loại phụ cấp tương tự phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ngành y tế còn có một số loại phụ cấp sau có thể được tính vào tiền lương tính BHXH: Phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/11/2011 của Chính phủ), Phụ cấp đặc thù (Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp phòng chống dịch, phụ cấp trực theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011của Thủ tướng Chính phủ), Chế độ bồi dưỡng bồi dưỡng bằng hiện vật (Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013).

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nội hàm về các chế độ phụ cấp trong tiền lương tính BHXH trong văn bản cần được xác định bao gồm tất cả các chế độ phụ cấp mang tính "đầu vào" trong chi trả cho người lao động mà đã được ghi trong hợp đồng lao động. Nếu chiểu theo quan điểm này, các chế độ phụ cấp có thể được tính trong tiền lương tính BHXH của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế không chỉ bao gồm các chế độ phụ cấp nêu trên mà còn một loại chế độ phụ cấp khác, cụ thể là: 

 

Tên chế độ phụ cấp

Tính BHXH

Các phụ cấp chung:

 

1. Phụ cấp chức danh lãnh đạo

x

2. Phụ cấp khu vực

x

3. Phụ cấp đặc biệt

x

4. Phụ cấp thu hút

x

5. Phụ cấp trách nhiệm công việc

x

6. Phụ cấp lưu động

x

7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

x

8. Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ

x

Các phụ cấp đặc thù nghề:

 

1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề

x

2. Phụ cấp thường trực 24/24 giờ

x

3. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

x

4. Phụ cấp chống dịch

x

Các phụ cấp ngành Y chưa được hưởng:

 

1. Phụ cấp thâm niên nghề

Chưa được hưởng

2. Phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Chưa được hưởng

3. Phụ cấp quốc phòng, an ninh

Chưa được hưởng

Thông tin phản ánh từ một số địa phương và đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cho thấy, đã có những đơn vị chưa hiểu rõ quy định về các loại chế độ phụ cấp cần cơ cấu trong tiền lương tính BHXH và đang chờ văn bản hướng dẫn rõ ràng rồi mới thực hiện. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị hiểu thống nhất và có căn cứ để thực hiện chính sách này.

Ngày 08/09/2016
ThS. Vũ Văn Hoàn - Phó trưởng Khoa Tổ chức và Nhân lực Y tế  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.