TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 392  
 
2 7 6 0 3 0 9 8
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Các hệ thống yếu kém và thiếu hụt tài chính gây hạn chế cho việc sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh tại các quốc gia nghèo nhất thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nước sạch Liên hợp quốc (UN-Water) đã cảnh báo và kêu gọi cần gia tăng đầu tư vào các hệ thống nước uống và công trình vệ sinh.

Theo báo cáo mới nhất được WHO và UN-Water công bố mới đây cho thấy hệ thống chính phủ yếu kém và thiếu hụt các nguồn nhân lực và tài chính đang gây ra các nguy cơ cho việc cung cấp các dịch vụ nước sạch và công trình vệ sinh tại các quốc gia nghèo nhất thế giới, phá vỡ những nỗ lực đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.

Rất nhiều người hiện không thể tiếp cận với các nguồn nước uống, công trình vệ sinh và rửa tay an toàn và đáng tin cậy, đặt họ vào những nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm và đe dọa những tiến bộ trong y tế công cộng. Hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh không chỉ cải thiện sức khỏe và cứu sống, nó là một phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội ổn định, an toàn và thịnh vượng hơn. 

Báo cáo Đánh giá và Phân tích nước uống và công trình vệ sinh toàn cầu năm 2019, được gọi là Báo cáo GLAAS, khảo sát 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho 4,5 tỷ người. Nó cho thấy rằng trong đa số các quốc gia, việc thực hiện các chính sách và kế hoạch về nước sạch, công trình vệ sinh và vệ sinh môi trường bị hạn chế bởi nguồn nhân lực và tài chính không đầy đủ. Có 19 quốc gia và 01 vùng lãnh thổ báo cáo về các khoảng trống tài chính tới hơn 60% giữa xác định nhu cầu và nguồn tài chính sẵn có. Dưới 15% các quốc gia có các nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch của họ.

Để tạo ra một xã hội lành mạnh, công bằng và ổn định hơn, việc tăng cường các hệ thống hướng tới những người đang sống với các dịch vụ nước sạch, công trình vệ sinh và vệ sinh môi trường không an toàn và giá cả không phù hợp cần là một ưu tiên hàng đầu. Trong khi phải đảm bảo có đủ nguồn lực để giải quyết các thách thức quan trọng, các quốc gia cũng cần cải thiện hệ thống phân phối quốc gia.

Mặc dù việc thiếu hụt các nguồn tài chính và hệ thống yếu kém đang kéo nhiều quốc gia lại, báo cáo cũng cho thấy rằng nhiều quốc gia đã bắt đầu thực hiện các bước đi tích cực hướng đến việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 6 về Nước sạch và Công trình vệ sinh. Khoảng một nửa các quốc gia tham gia khảo sát đã thiết lập các mục tiêu về nước uống, nhằm mục đích bao phủ toàn bộ ở mức cao hơn so với các dịch vụ cơ bản vào năm 2030, ví dụ thông qua giải quyết vấn đề chất lượng nước, tăng cường tiếp cận với nguồn nước, mở các khu vực vệ sinh công cộng có thể tạo ra tác động đáng kể về y tế công cộng và môi trường.

Một số thông tin đáng chú ý:

- Báo cáo Đánh giá và Phân tích nước uống và công trình vệ sinh toàn cầu năm 2019 (GLAAS) đưa ra kết quả khảo sát từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ và 29 cơ quan hỗ trợ khác, bao gồm bộ phận phát triển quốc tế của các cơ quan chính phủ, các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ.

- Năm 2019, báo cáo GLAAS kỷ niệm 10 năm sau thành công thí điểm năm 2008 và 04 chu kỳ báo cáo 2 năm/lần cho tới nay. Trong chu kỳ thứ 5 này, GLAAS bao gồm 04 lĩnh vực quan trọng về nước sạch, công trình vệ sinh và vệ sinh môi trường (quản trị, giám sát, nguồn nhân lực và tài chính) với trọng tâm đặc biệt về các chính sách, kế hoạch và mục tiêu.

- Phần lớn các quốc gia có chính sách về nước uống (94%), công trình vệ sinh (94%), vệ sinh môi trường (79%) và cũng có kế hoạch triển khai để hỗ trợ các chính sách này. Tuy nhiên, ít hơn 1/6 các quốc gia có kế hoạch thực hiện với dự toán kinh phí có đủ nguồn tài chính để thực hiện chúng. Trong số các quốc gia được khảo sát về nguồn nhân lực, dưới 14% quốc gia có đủ nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch. Khoảng một nửa số quốc gia đã thiết lập các mục tiêu đô thị hoặc nông thôn đạt được phạm vi bao phủ 100% cho nước uống tại các nguồn được quản lý an toàn hoặc mức độ cơ bản tới năm 2030.

- Theo Chương trình giám sát chung của WHO và UNICEF, tính đến 2017; 2,2 tỷ người thiếu các dịch vụ nước sạch an toàn; 4,2 tỷ người thiếu các công trình vệ sinh an toàn và 3 tỷ người thiếu các công trình rửa tay.

 

Ngày 16/09/2019
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.