TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ ba, Ngày 23 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 44  
 
2 7 7 7 8 4 9 7
 
 
Thông tin Y tế
Các quốc gia và tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy tính minh bạch và công bằng hơn về giá thuốc tại Diễn đàn về thuốc của WHO

WHO tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia chia sẻ thông tin để cải thiện tính minh bạch về giá thuốc. Tại diễn đàn toàn cầu về giá thuốc hợp lý và tiếp cận với thuốc, các đại biểu từ chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi sự minh bạch hơn về chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như sản xuất thuốc, để cho phép người mua đàm phán với giá hợp lý hơn.

Diễn đàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chính phủ Nam Phi đồng tổ chức, nhằm cung cấp bối cảnh toàn cầu để thảo luận thẳng thắn giữa tất cả các bên liên quan - bao gồm chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và ngành dược phẩm - để xác định chiến lược để giảm giá thuốc và mở rộng sự tiếp cận cho tất cả.

Khả năng chi trả mua thuốc từ lâu đã là mối quan tâm đối với các nước đang phát triển, nhưng ngày nay nó cũng là một vấn đề toàn cầu. 100 triệu người mỗi năm rơi vào tình trạng nghèo đói vì chi phí thuốc. Các cơ quan y tế của các nước có thu nhập cao ngày càng phải sử dụng các loại thuốc trị ung thư, viêm gan C và các bệnh hiếm gặp. Vấn đề mở rộng sang các loại thuốc cũ có bằng sáng chế hết hạn, chẳng hạn như insulin cho bệnh tiểu đường.

TS. Mariângela Simão, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO về thuốc và các sản phẩm Y tế cho biết “Cải tiến y tế có rất ít giá trị xã hội nếu đa số người dân không thể tiếp cận với các lợi ích của nó. Đây là một vấn đề nhân quyền toàn cầu - mọi người đều có quyền tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng”.

Một báo cáo của WHO (2017) cho thấy chi phí sản xuất của hầu hết các loại thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu của WHO là một phần nhỏ của giá thành phẩm cuối cùng được trả bởi chính phủ, bệnh nhân hoặc các chương trình bảo hiểm. Một số đại biểu tại diễn đàn lưu ý rằng sự thiếu minh bạch về giá được trả bởi chính phủ có nghĩa là nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình phải trả giá cao hơn cho một số loại thuốc nhất định so với các nước thu nhập cao hơn.

Đã có sự đồng thuận rằng các quốc gia có thể tiến hành bước ban đầu để thúc đẩy tính minh bạch cao hơn bằng cách chia sẻ thông tin về giá. Các quốc gia từ mạng lưới Beneluxa đã hợp tác để chia sẻ thông tin đó và kết quả rất hứa hẹn. Số liệu nhấn mạnh sự khác biệt ở mức giá những quốc gia khác nhau đang chi trả và có thể đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để đàm phán giảm giá. Cơ sở dữ liệu của WHO về thị trường và tình trạng thiếu vắc-xin ( MI4A) cũng được nhấn mạnh tại diễn đàn là một công cụ hữu ích để đạt được giá vắc-xin cạnh tranh.

Sự kiện nêu bật các trường hợp thành công khác về sự hợp tác của các quốc gia xung quanh việc đạt được giá thuốc phải chăng hơn; bao gồm mua sắm gộp và chia sẻ chính sách tự nguyện. Nếu một số quốc gia trong cùng khu vực mua thuốc theo khối, họ có thể thương lượng giảm giá do số lượng thuốc mua nhiều hơn. Và các nước châu Âu do Áo dẫn đầu đã chia sẻ các chính sách khác nhau để mở rộng sự tiếp cận các loại thuốc thông qua PPRI (Chính sách giá và bồi hoàn dược phẩm) do WHO hỗ trợ.

Các công ty công nghiệp tại diễn đàn bày tỏ sự ủng hộ cho mục tiêu tiếp cận thuốc cho tất cả mọi người và bày tỏ cam kết với Chương trình nghị sự Phát triển bền vững, kêu gọi hợp tác với khu vực tư nhân để giải quyết những thách thức toàn cầu như tiếp cận thuốc.

WHO sẽ tổ chức một cuộc tham vấn trực tuyến công khai trong những tuần tới để thu thập các quan điểm và đề xuất từ các bên liên quan về định nghĩa những gì thực sự cấu thành nên một mức giá công bằng.

 

Ngày 15/04/2019
Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.