TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 2  
 
2 7 6 0 3 4 0 9
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Các trường hợp mắc bệnh sởi tăng đột biến trên toàn cầu do những khoảng trống trong bao phủ tiêm chủng

Các trường hợp mắc bệnh sởi được báo cáo tăng vọt trong năm 2017, vì nhiều quốc gia đã trải qua các đợt dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng và kéo dài. Đây là kết quả được các tổ chức y tế quốc tế hàng đầu công bố trong báo cáo mới đây. Nguyên nhân là do những khoảng trống trong bao phủ tiêm chủng, dịch bệnh sởi xảy ra ở tất cả các khu vực, trong khi có khoảng 110.000 ca tử vong liên quan đến căn bệnh này.

Sử dụng dữ liệu mô hình bệnh tật cập nhật, báo cáo đã cung cấp các ước tính toàn diện về xu hướng của bệnh sởi trong 17 năm qua. Nó cho thấy rằng kể từ năm 2000, hơn 21 triệu người đã được cứu sống nhờ tiêm phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh được báo cáo đã tăng hơn 30% trên toàn thế giới từ năm 2016. Các khu vực Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải và Châu Âu trải qua những đợt dịch lớn nhất trong năm 2017, trong khi khu vực Tây Thái Bình Dương là khu vực duy nhất của WHO có tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm.

Sự quay trở lại của bệnh sởi là mối quan tâm nghiêm trọng, với sự bùng phát kéo dài xảy ra ở các khu vực, đặc biệt ở các quốc gia đã đạt được hoặc gần đạt được việc loại bỏ bệnh sởi. Nếu không có các nỗ lực khẩn cấp để tăng bao phủ tiêm chủng và xác định dân số ở các mức độ không thể chấp nhận của việc dưới hoặc không được tiêm chủng, thế giới có nguy cơ mất nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ trẻ em và cộng đồng chống lại căn bệnh này, trong khi hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.

Bệnh sởi là một căn bệnh nghiêm trọng và dễ lây lan. Nó có thể gây ra các biến chứng suy nhược hoặc gây tử vong, bao gồm viêm não (nhiễm trùng dẫn đến sưng phù não), tiêu chảy nặng và mất nước, viêm phổi, nhiễm trùng tai và mất thị lực vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch yếu đặc biệt dễ bị biến chứng và tử vong.

Bệnh sởi có thể dự phòng được thông qua hai liều vắc xin an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều năm, mức độ bao phủ toàn cầu với liều vắc xin sởi đầu tiên đã bị trì hoãn ở mức 85%. Điều này là rất gần với mức 95% cần thiết để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh, khiến nhiều người trong nhiều cộng đồng dễ bị bệnh. Mức độ bao phủ của liều vắc xin sởi thứ hai là 67%.

Sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi có liên quan sâu sắc, nhưng không quá bất ngờ, khi sự tự mãn về tiến độ loại trừ bệnh, sự lan rộng của những sai lầm về sử dụng vắc xin tại Châu Âu, hệ thống y tế rời rạc ở một số quốc gia và mức độ bao phủ tiêm chủng thấp ở Châu Phi đang kết hợp khiến mang lại sự bùng phát của bệnh sởi. Các chiến lược hiện tại cần phải thay đổi, cần nhiều nỗ lực hơn trong việc bao phủ tiêm chủng thường xuyên và tăng cường hệ thống y tế.

Đáp ứng với các dịch bệnh bùng phát gần đây, các cơ quan y tế đang kêu gọi đầu tư bền vững vào các hệ thống tiêm chủng, cùng với các nỗ lực để tăng cường dịch vụ tiêm chủng thông thường. Các nỗ lực này phải tập trung đặc biệt vào việc tiếp cận các cộng đồng nghèo nhất, chịu thiệt thòi nhất, bao gồm cả những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và di cư.

Các cơ quan y tế quốc tế cũng kêu gọi các hành động để xây dựng sự hỗ trợ rộng rãi cho tiêm chủng công cộng, trong khi giải quyết các thông tin sai lệch và do dự tồn tại quanh việc tiêm chủng. Cần thiết phải có các khoản đầu tư bền vững để tăng cường cung cấp dịch vụ tiêm chủng và tận dụng mọi cơ hội để cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho những đối tượng cần thiết.

Việc loại bỏ bệnh sởi được xác định là sự không xuất hiện của việc truyền vi rút gây bệnh sởi tại một vùng hoặc một khu vực địa lý được xác định trong hơn 12 tháng. Ngược lại, một quốc gia không được coi là loại trừ bệnh sởi nếu vi rút quay trở lại và lây truyền bệnh liên tục trong hơn một năm.

 

Ngày 05/12/2018
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.