TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 11  
 
2 7 7 8 8 7 8 1
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới về các nguy cơ trong thiếu bao phủ tiêm chủng

Đóng cửa tạm thời các dịch vụ tiêm chủng trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 đang gây ra sự hồi sinh của các bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin an toàn và hiệu quả.

Khi các dịch vụ tiêm chủng bị gián đoạn, ngay cả chỉ trong thời gian ngắn, trong những trường hợp khẩn cấp, nguy cơ bùng phát dịch bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin sẽ tăng lên, như sởi và bại liệt. Trong năm ngoái, dịch sởi xảy ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã cướp đi hơn 6.000 sinh mạng, trong khi quốc gia đó đang phải đối mặt với dịch Ebola lớn nhất, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu như tiêm chủng trong các trường hợp khẩn cấp. Sự bùng phát dịch bệnh tiếp theo cũng sẽ lấn át các hệ thống y tế đang chiến đấu với dịch bệnh COVID-19.

Nhiều dịch bệnh bùng phát không phải là mối đe dọa khi có vắc xin an toàn và hiệu quả để bảo vệ. Tuy nhiên, trong khi thế giới cố gắng phát triển loại vắc xin mới cho COVID-19 với tốc độ kỷ lục, chúng ta không được mạo hiểm trong việc chống lại các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Những căn bệnh này sẽ quay trở lại nếu chúng ta không tiêm chủng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới để đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển một loại vắc xin an toàn, hiệu quả và đảm bảo quyền tiếp cận công bằng cho hàng tỷ người sẽ cần đến nó. Nhưng ngay cả với một quy trình nhanh chóng, việc phát triển vắc xin cho COVID-19 cũng sẽ mất thời gian. Các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết hiện nay để giúp chúng ta an toàn khỏi bệnh tật, bao gồm các bệnh mà vắc xin có thể bảo vệ cho trẻ em và người lớn.

Nhiều người vẫn bị loại trừ khỏi lợi ích của vắc-xin

Trước đại dịch COVID-19, thế giới đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc đảm bảo trẻ em được tiêm phòng. Năm 2018, 86% trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu đã được tiêm đầy đủ ba liều bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) và một liều vắc xin sởi, tăng từ 72% vào năm 2000 và 20% vào năm 1980. Số lượng trẻ em bị liệt do bại liệt đã giảm 99,9% trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, mức độ bao phủ tiêm chủng toàn cầu vẫn còn cách xa mức bao phủ 95% cần thiết để bảo vệ toàn bộ các cộng đồng chống lại sự bùng phát của các bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin.

Năm 2018, gần 20 triệu trẻ em trên toàn thế giới, tức là hơn 1/10, đã bỏ lỡ các loại vắc xin cứu sống, như sởi, bạch hầu và uốn ván. Khoảng 13 triệu trẻ em chưa bao giờ được tiêm vắc xin, khiến chúng và cộng đồng của chúng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Phần lớn những đứa trẻ này sống ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu, hạn chế hơn nữa việc tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu khi chúng bị ốm.

Bệnh sởi vẫn tiếp tục là mối đe dọa chưa từng có, đặc biệt là nếu tỷ lệ tiêm chủng giảm. Các dự báo hiện tại chỉ ra rằng có ít nhất 800.000 người có thể đã bị nhiễm căn bệnh này vào năm 2019. Năm 2020, có nhiều lo ngại về sự quay trở lại khác, đặc biệt là nếu tỷ lệ tiêm chủng giảm do trì hoãn hoặc tạm ngừng các hoạt động tiêm chủng theo lịch trình do dịch COVID-19.

Bùng phát bệnh bại liệt, bạch hầu và sốt vàng cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt là ở các quốc gia ít có khả năng ứng phó nhanh chóng và dứt khoát để giải quyết một ổ dịch mới nổi, có thể thấy trong các trường hợp khẩn cấp trước đây như dịch bệnh bại liệt ở Syria năm 2013.

Duy trì dịch vụ tiêm chủng trong COVID-19

Trong bối cảnh tiếp tục đáp ứng với dịch COVID-19, các quốc gia phải hành động để bảo vệ các dịch vụ tiêm chủng, nhằm giảm thiểu dịch bệnh và tử vong. Điều này bao gồm tạo điều kiện cho các chương trình khẩn cấp ở những nơi dịch vụ bị gián đoạn, đảm bảo chuỗi cung ứng mạnh, giám sát dịch bệnh và nhân viên y tế được đào tạo. Những người chăm sóc cũng cần được đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục cho trẻ tiêm phòng theo chính sách quốc gia. 

Các hướng dẫn mới của WHO về tiêm chủng và COVID-19 cũng khuyến nghị các chính phủ tạm dừng các chiến dịch tiêm chủng dự phòng mở rộng, khi không có sự bùng phát của một số bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin. Nhưng nó khuyến khích các nước ưu tiên tiếp tục tiêm chủng cho trẻ em trong cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu, cũng như tiêm chủng cho người lớn như cúm cho các nhóm có nguy cơ cao nhất. Nếu các dịch vụ tiêm chủng bị tạm dừng, thì rà soát tiêm chủng khẩn cấp càng sớm càng tốt, và ưu tiên những người có nguy cơ cao nhất.

 

Ngày 27/04/2020
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.