TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 22  
 
2 7 7 6 0 7 5 2
 
 
Tin tức Tin hoạt động
Hội thảo “Chính sách bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật - Thực trạng và định hướng sửa đổi, bổ sung”

Sáng 23/8/2019, tại Khách sạn Fotuna (Hà Nội), Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm y tế - Bộ Y tế  và  tổ chức The International Center (IC) tổ chức Hội thảo “Chính sách bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật - Thực trạng và định hướng sửa đổi, bổ sung”.

Dự và chủ trì Hội thảo có Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Vũ Thị Minh Hạnh, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế Lê Văn Khảm. Cùng tham dự có đại diện các Bộ, ban, ngành (Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật…); Đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, các đơn vị có liên quan của Bộ Y tế; Đại diện Sở Y tế một số tỉnh/thành trực thuộc TƯ; Đại diện một số cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị, phục hồi chức năng (PHCN) cho người khuyết tật (NKT), cơ sở đào tạo về dụng cụ hỗ trợ cho NKT thuộc Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đại diện Liên hiệp hội về NKT Việt Nam, Trung ương Hội Bảo trợ NKT và Trẻ em mồ côi và một số Hội NKT tỉnh, TP; Chuyên gia quốc tế và đại diện một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ NKT tại Việt Nam; cùng phóng viên của một số báo, đài.

Phó Viện trưởng Viện CL&CSYT Vũ Thị Minh Hạnh và Vụ trưởng Vụ BHYT Lê Văn Khảm chủ trì Hội thảo.

Theo Báo cáo Điều tra Quốc gia NKT năm 2016, Việt Nam có 6,2 triệu NKT. Tỷ lệ NKT sống ở nông thôn khoảng 82%; 56% NKT là nữ và trên 60% NKT trong độ tuổi lao động. Hiện nay, NKT đang đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe (CSSK). Theo 5 nhóm mức sống, hai nhóm mức sống nghèo nhất có 40% số hộ gia đình, nhưng chiếm hơn 55% số hộ gia đình có NKT của cả nước. Theo chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều năm 2016, hộ gia đình có NKT sẽ có nguy cơ nghèo cao gấp hơn 2 lần so với hộ gia đình không có NKT (19,4% so với 8,9%). Hầu hết NKT bị ốm/bệnh, chấn thương hoặc có sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra (91,5%) và cao hơn gần 20% so với người không khuyết tật. Có sự khác biệt đáng kể giữa NKT và không khuyết tật trong sử dụng dịch vụ y tế: Khám bệnh (69,4% so với 51,1%), điều trị bệnh (57,4% so với 36,5%) và PHCN (2,3% so với 0,3%). Kết quả Điều tra Quốc gia về người khuyết tật cũng cho thấy, khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, có 15,14% NKT gặp khó khăn khi đi bộ. Khi sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94%. Do đó, nếu duy trì tốt việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho họ về khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Đáng chú ý, tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng dần theo tuổi, vì vậy, trong tương lai, tỷ lệ khuyết tật có thể tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số. Vì vậy, việc chi trả từ nguồn BHYT cho các dụng cụ trợ giúp đối với NKT rất cần được quan tâm xem xét. Để thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách về việc mở rộng chi trả của BHYT đối với dụng cụ trợ giúp thiết yếu cho NKT, Hội thảo đã cung cấp thông tin về thực trạng nhu cầu, sự cần thiết của việc mở rộng chi trả của BHYT đối với các dụng cụ trợ giúp thiết yếu đối với NKT và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và trong nước về cơ chế chi trả và chi phí lợi ích các dụng cụ trợ giúp cho NKT thông qua nội dung: Thực trạng nhu cầu về dụng cụ trợ giúp NKT, chính sách BHYT đối với NKT tại Việt Nam hiện nay và đề xuất sửa đổi trong thời gian tới; Kinh nghiệm quốc tế về Công nghệ Trợ giúp; Vai trò của dụng cụ trợ giúp trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ NKT hòa nhập cuộc sống – Kinh nghiệm từ Bệnh viện PHCN và Điều trị Bệnh NN TP HCM; Ý nghĩa của các dụng cụ trợ giúp đối với NKT và nhu cầu của NKT.

Sau phần trình bày các nội dung trên, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận về các nội dung liên quan về việc mở rộng chi trả của BHYT đối với dụng cụ trợ giúp thiết yếu cho NKT. Các đại biểu đều thống nhất việc chi trả từ nguồn BHYT cho các dụng cụ trợ giúp đối với NKT rất cần được quan tâm xem xét đưa vào trong Luật BHYT sửa đổi…

 

Ngày 26/08/2019
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.