TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ tư, Ngày 24 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 6  
 
2 7 7 8 2 5 7 4
 
 
Tin tức Tin hoạt động
Phó Viện trưởng Vũ Thị Minh Hạnh trả lời phỏng vấn của Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh về tác hại của rượu, bia

Theo Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (thứ Hai, ngày 13/5/2019 - 06:40), ThS. Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế  đã  đã lời phỏng vấn của Báo  Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh bên lề hội thảo lấy ý kiến dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được tổ chức tại tỉnh Bình Dương mới đây.

Phóng viên Báo đã phỏng vấn ThS. Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế về các nội dung sau:

1. Ngoài nguy cơ gây tai nạn giao thông (TNGT), người uống rượu, bia còn gây ra những hậu quả gì?

2. Rượu, bia để lại nhiều hậu quả đối với sức khỏe và kinh tế như thế nào?

3. Thực trạng uống rượu, bia  của người Việt Nam hiên nay? Uống ở mức độ nào là an toàn?

Trả lời câu hỏi : “Ngoài nguy cơ gây tai nạn giao thông,  người uống rượu, bia còn gây ra những hậu quả gì?”, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh cho biết: 

Rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gia tăng tỉ lệ TNGT ở nam giới trong độ tuổi 15-49. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), TNGT liên quan đến rượu, bia ở Việt Nam ước tính chiếm hơn 36% ở nam giới và gần 1% ở nữ giới.

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì TNGT. Trong đó, 4.800 trường hợp có liên quan rượu, bia. Điều này cho thấy rượu, bia gây ra nhiều cái chết tức thì. Trưa gia đình, bạn bè mới thấy đó nhưng chiều có thể đã tử vong do điều khiển xe khi đã uống rượu, bia.

Chưa hết, 70% số vụ phạm pháp hình sự ở Việt Nam có nguyên nhân xuất phát từ sử dụng rượu, bia ở nhóm tuổi dưới 30. Rượu, bia còn là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ lạm dụng tình dục phụ nữ, trẻ em.

Rượu, bia còn gây hậu quả về bạo lực gia đình và tổn thất sức lao động. Khảo sát cho thấy gần 89% hộ gia đình có người sử dụng rượu, bia trong năm 2018. Điều này dẫn đến tình trạng ly hôn, rạn nứt mối quan hệ trong gia đình, không đủ sức khỏe đảm nhận công việc, kể cả bạo lực gia đình.

Về hậu quả của rượu bia đối với sức khỏe và kinh tế, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh cho biết: 

 Rượu, bia là một trong bốn yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh không lây nhiễm. Cụ thể, bệnh lý tim, mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ), tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính), suy giảm miễn dịch và đặc biệt là ung thư (khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan, vú…).

Điều đáng quan tâm là rượu, bia là tác nhân duy nhất gây bệnh loạn thần (tỉ lệ rất cao), hội chứng rối loạn phát triển bào thai (đang có tỉ lệ gia tăng nhanh chóng).

Chưa hết, sử dụng rượu, bia không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân ngộ độc và tử vong.

Sử dụng rượu, bia gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Về thực trạng uống rượu, bia  của người Việt Nam hiện nay, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh cho biết: 

Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ ba châu Á và thứ 64 trên thế giới về tình trạng uống rượu, bia. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của Việt Nam đang ở mức đáng báo động.

Điều đáng lo ngại là xu hướng trẻ hóa tuổi uống rượu, bia đang gia tăng. Khảo sát cho thấy gần 80% nam và trên 36% nữ vị thành niên/thanh niên có sử dụng rượu, bia. Trong đó, gần 67% nam và 22% nữ đã từng say rượu, bia. Bên cạnh đó, gần 48% trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) đã sử dụng rượu, bia. Con số này khá cao. Chưa hết, gần 44% học sinh đã uống rượu, bia trước 14 tuổi. Trong đó, hơn 22% đã uống đến mức say ít nhất một lần.

Trả lời câu hỏi “Uống ở mức độ nào là an toàn?”, Phó Viện trưởng Vũ Thị Minh Hạnh cho rằng: 

Hiện nay, đơn vị rượu là thước đo dùng quy đổi các loại đồ uống có cồn với nhiều nồng độ khác nhau. Một đơn vị rượu tương đương 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%), một ly bia hơi 330 ml (4%), một ly nhỏ 100 ml rượu vang trắng hoặc đỏ (13,5%), một chén 30 ml rượu mạnh (40%).

Mức an toàn đối với sức khỏe là không sử dụng bất kỳ đơn vị rượu. Nếu uống không quá hai đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá một đơn vị rượu/ngày đối với nữ thì ở mức độ nguy cơ thấp. Tuy nhiên, nếu mỗi lần uống từ sáu đơn vị rượu trở lên sẽ rơi vào mức độ nguy hiểm. Ở mức độ này, người uống sẽ có những tổn hại về sức khỏe, tâm thần, bạo lực…

Xem chi tiết tại https://plo.vn/suc-khoe/uong-2-chai-bia-tang-40-lan-nguy-co-gay-tai-nan-833352.html

 

Ngày 16/05/2019
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.