TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 28 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 52  
 
2 7 5 9 1 7 3 7
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Số ca mắc tả trên toàn cầu giảm

Số ca mắc bệnh tả đã giảm 60% trên toàn cầu vào năm 2018, báo cáo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố chỉ ra xu hướng đáng khích lệ trong phòng chống và kiểm soát bệnh tả ở các điểm nóng về bệnh tả trên thế giới, bao gồm Haiti, Somalia và Cộng hòa Dân chủ của Congo

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết “Số ca mắc giảm ở các quốc gia lưu hành bệnh tả lớn cho thấy sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia trong nỗ lực toàn cầu nhằm làm chậm và ngăn chặn dịch tả và cho thấy vai trò quan trọng của các chiến dịch tiêm phòng tả quy mô lớn. Tuy nhiên, chúng ta tiếp tục nhấn mạnh rằng giải pháp lâu dài để chấm dứt bệnh tả nằm ở tăng khả năng tiếp cận với nước sạch và cung cấp đầy đủ dịch vụ vệ sinh môi trường”.

Theo báo cáo của 34 quốc gia, đã có 499.447 ca mắc bệnh tả và 2990 trường hợp tử vong trong năm 2018. Trong khi các vụ dịch vẫn đang tiếp diễn ở nhiều quốc gia khác nhau, Các ca mắc cho thấy xu hướng giảm đáng kể trong lây truyền tả vào năm 2019, theo dữ liệu được thu thập bởi WHO.

TS Dominique Legros, người đứng đầu Chương trình bệnh tả của WHO tại Geneva cho biết “Việc số ca mắc tả giảm trên toàn cầu mà chúng tôi đang quan sát có liên quan đến các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn và các quốc gia bắt đầu áp dụng Chiến lược Toàn cầu đến năm 2030 trong các kế hoạch hành động về dịch tả quốc gia của họ. Chúng ta phải tiếp tục tăng cường nỗ lực để tham gia vào tất cả các quốc gia đặc hữu dịch tả trong chiến lược toàn cầu nhằm loại bỏ bệnh tả".

Gần 18 triệu liều vắc-xin tả uống (OCV) được chuyển đến 11 quốc gia năm 2018. Kể từ khi kho dự trữ vắc-xin tả uống được tạo ra vào năm 2013, gần 60 triệu liều đã được chuyển đi trên toàn thế giới. Gavi, Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng, đã cung cấp kinh phí để mua vắc-xin và hỗ trợ tài chính cho tiêm chủng toàn cầu.

Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu về kiểm soát bệnh tả đã đưa ra chiến lược lộ trình toàn cầu để kiểm soát và loại bỏ bệnh tả hiệu quả lâu dài vào tháng 10 năm 2017. Lộ trình toàn cầu nhằm giảm 90% tử vong do tả và loại bỏ lây truyền tới 20 quốc gia vào năm 2030. Chiến lược này cung cấp khuôn khổ cho các kế hoạch hành động quốc gia trong đó nhấn mạnh 3 trục chính trong  kiểm soát bệnh tả:

• Phát hiện sớm và phản ứng nhanh để ngăn chặn dịch

• Tiếp cận đa ngành tích hợp tăng cường giám sát, tiêm chủng, huy động cộng đồng và nước sạch, vệ sinh môi trường để phòng chống tả ở các điểm nóng ở các nước  

• Cơ chế phối hợp hiệu quả để hỗ trợ kỹ thuật, huy động nguồn lực và hợp tác ở cấp địa phương và toàn cầu

TS. Tedros cho biết “Bản đồ lộ trình toàn cầu cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách phòng ngừa và cuối cùng là loại bỏ bệnh tả. Mọi tử vong do tả đều có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp hiện có”.

Báo cáo mới cho thấy một số quốc gia, bao gồm Zambia, Nam Sudan, Cộng hòa Tanzania, Somalia, Bangladesh và Nigeria đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các kế hoạch hành động quốc gia trong khuôn khổ chiến lược Lộ trình toàn cầu.

TS. Legros cho biết “Chúng ta nhìn thấy kết quả của các quốc gia qua báo cáo và hành động về bệnh tả. Và các quốc gia này đang đạt được những thành tựu đáng kể trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh tả”.

Văn phòng đại diện WHO tại các nước phối hợp với các đối tác, cung cấp hỗ trợ cho Bộ Y tế ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh tả để thực hiện kiểm soát bệnh tả nhanh chóng, lâu dài, bao gồm giám sát, ứng phó với dịch và các biện pháp phòng ngừa như vắc-xin tả uống và truyền thông nguy cơ.

Năm 2018, các văn phòng đại diện của WHO tại các nước đã làm việc với chính phủ của các quốc gia để ứng phó khẩn cấp với các vụ dịch lớn tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, Uganda, Yemen, Zambia và Zimbabwe. WHO cũng đã làm việc với các nước để chuyển từ phản ứng dịch bùng phát sang kiểm soát và loại bỏ bệnh tả lâu dài, tại Haiti, Cộng hòa Tanzania (Zanzibar) và Zambia.

Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng tiêu chảy cấp do ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae. Bệnh tả ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn và có thể gây tử vong sau vài giờ nếu không được điều trị. WHO ước tính mỗi năm bệnh tả lây nhiễm từ 1 triệu đến 4 triệu người và cướp đi 143.000 sinh mạng.

Theo số liệu của báo cáo, tổng số ca mắc tả trong năm 2018 bao gồm 371.326 ca được báo cáo từ Yemen, nơi báo cáo không chính xác, theo báo cáo.

Báo cáo dịch tễ hàng tuần (WER) đóng vai trò là công cụ thiết yếu để phổ biến nhanh chóng và chính xác thông tin dịch tễ học về các trường hợp và dịch bệnh theo Quy định Y tế quốc tế và các bệnh truyền nhiễm khác quan trọng trong y tế công cộng, bao gồm các bệnh nhiễm khuẩn mới nổi hoặc tái phát.

 

Ngày 07/02/2020
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.