TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 60  
 
2 7 5 9 5 4 7 0
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Số liệu giám sát bệnh sởi toàn cầu sơ bộ đầu năm 2019

Các trường hợp mắc bệnh sởi tiếp tục gia tăng vào năm 2019. Dữ liệu toàn cầu sơ bộ cho thấy các trường hợp mắc bệnh được báo cáo đã tăng 300% trong 3 tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm 2018. Điều này đã diễn ra liên tiếp trong hai năm qua.

Mặc dù dữ liệu này là tạm thời và chưa hoàn thành nhưng nó cho thấy xu hướng rõ ràng. Nhiều quốc gia đang có những đợt bùng phát bệnh sởi lớn, ở tất cả các khu vực trên thế giới đang cho thấy sự gia tăng số ca mắc bệnh. Các quốc gia có dịch hiện nay bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Madagascar, Myanmar, Philippines, Sudan, Thái Lan và Ukraine, gây ra nhiều ca tử vong, chủ yếu ở trẻ nhỏ.

Trong những tháng gần đây, sự gia tăng số lượng ca bệnh cũng đã xảy ra ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, như Hoa Kỳ, Israel, Thái Lan và Tunisia, vì bệnh này lây lan nhanh chóng trong nhóm không được tiêm chủng.

Bệnh Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm lớn nhất thế giới, với nguy cơ để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Trong năm 2017, năm gần nhất có thể ước tính, nó đã gây ra gần 110.000 ca tử vong. Ngay cả các quốc gia thu nhập cao, các biến chứng dẫn đến nhập viện chiếm gần ¼ số trường hợp mắc, có thể dẫn đến khuyết tật suốt đời, từ tổn thương não bộ đến mù lòa và mất thính giác.

Bệnh này gần như hoàn toàn có thể dự phòng được thông qua hai liều vắc xin an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tỷ lệ bao phủ toàn cầu với liều vắc xin sởi đầu tiên đã bị đình trệ ở mức 85%. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn tỷ lệ 95% cần thiết để dự phòng dịch bệnh và khiến nhiều người, trong nhiều cộng đồng gặp nguy hiểm. Tỷ lệ bao phủ liều thứ hai có tăng, nhưng vẫn đang ở mức 67%.

Với các chính phủ và các đối tác như Sáng kiến Bệnh Sởi và Rubella, GAVI, Liên minh vắc xin, UNICEF và các tổ chức khác, các hoạt động ứng phó đang được triển khai để kiểm soát dịch bệnh quốc gia, tăng cường các dịch vụ y tế và tăng bao phủ tiêm chủng.

- Sau khi tiến hành chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp cho 7 triệu trẻ em từ 6 tháng đến 9 tuổi, Madagascar đã có sự suy giảm về tổng thể các trường hợp mắc bệnh và tử vong.

- Tại Philippines, hơn 3.890.000 liều vắc xin sởi và rubella đã được tiêm cho trẻ em dưới 5 tuổi.

- Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, quốc gia này hiện đang chuẩn bị triển khai kết hợp với vắc xin bại liệt.

- Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương, WHO và UNICEF đã tiến hành chiến dịch tiêm phòng sởi và rubella trên toàn quốc tại Yemen, tiếp cận hơn 11,6 triệu trẻ em (90%) từ 6 tháng đến 16 tuổi.

Đáp ứng với bệnh Sởi đòi hỏi một loạt các cách tiếp cận nhằm đảm bảo tất cả trẻ em được tiêm vắc xin đúng thời điểm, đặc biệt chú ý đến khả năng tiếp cận, chất lượng và khả năng chi trả của các dịch vụ chăm sóc ban đầu. Nó cũng có được sự giao tiếp và tham gia trực tiếp hiệu quả đối với tầm quan trọng của việc dự phòng và sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đang phòng ngừa.

WHO cũng khuyến nghị các cách tiếp cận phù hợp để đảm bảo các dịch vụ tiêm chủng đáp ứng nhu cầu của mọi người, đảm bảo rằng các phòng khám có thể tiếp cận được ở mọi khu vực, đúng thời điểm và cho tất cả các nhóm dân cư, đặc biệt là những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bất lợi.

Bao phủ tiêm chủng của liều vắc xin thứ hai cũng cần phải tăng ở mức độ toàn cầu, để tối đa hóa sự bảo vệ cộng đồng chống lại bệnh này. Hiện nay, 25 quốc gia vẫn cần thúc đẩy thực hiện liều thứ hai trong chương trình tiêm chủng thiết yếu.

Số ca mắc bệnh sởi chính thức được báo cáo bởi các quốc gia thành viên của WHO sẽ có vào tháng 7 năm sau. Mặc dù cung cấp cảnh báo mạnh mẽ về xu hướng chung, nhưng dữ liệu giám sát hàng tháng là tạm thời và chưa đầy đủ, vì nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang trải qua các đợt dịch lớn vẫn đang báo cáo dữ liệu. Do sự chậm trễ trong báo cáo, có thể có sự khác biệt giữa báo cáo này và báo cáo trực tiếp của mỗi quốc gia.

Số lượng các trường hợp mắc thực tế được ghi nhận trong các ước tính toàn cầu cũng sẽ cao hơn đáng kể so với các trường hợp được báo cáo. WHO ước tính rằng ít hơn 1/10 trường hợp được báo cáo trên toàn cầu, với các biến thể theo từng khu vực. Do đó, đến nay năm 2019 cho thấy 170 quốc gia báo cáo 112.163 trường hợp mắc sởi cho WHO. Tính đến thời đểm này năm ngoái, 163 quốc gia báo cáo 28.124 trường hợp mắc sởi. Trên toàn cầu, con số này tăng gần 300%, khu vực Châu Phi của WHO ghi nhận mức tăng 700%, khu vực Châu Mỹ tăng 60%, khu vực Châu Âu tăng 300%, Đông Địa Trung Hải tăng 100%, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương tăng 40%. Ước tính toàn cầu cho tổng số trường hợp mắc và tử vong được tính toán sau khi WHO tiếp nhận và xem xét tất cả dữ liệu quốc gia cho năm trước. 

 

Ngày 22/04/2019
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.