TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 32  
 
2 7 7 6 3 6 2 6
 
 
Thông tin Y tế
Tăng cường nỗ lực giải quyết các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thành thị

Báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra những hướng dẫn và công cụ cho các nhà lãnh đạo đô thị để giải quyết một số nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các thành phố.

Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) như bệnh tim, đột quỵ, ung thư và đái tháo đường gây ra tử vong cho 41 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm; tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong cho 1,35 triệu người.

Hơn một nửa số người trên thế giới sống ở các thành phố và con số đang tăng lên. Lãnh đạo các thành phố đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng tỷ người. Do đó, để các thành phố phát triển mạnh, mọi người đều cần tiếp cận được vào các dịch vụ giúp cải thiện sức khỏe của họ như giao thông công cộng, không gian ngoài trời an toàn, sạch sẽ và hấp dẫn, và các dịch vụ y tế giá cả phải chăng.

Báo cáo có tiêu đề “Sức mạnh của các thành phố: Giải quyết các bệnh không lây nhiễm và chấn thương giao thông đường bộ” (Tiếng Anh: The Power of Cities: Talking Non-Communicable Diseases and Road Traffic Injuries) hướng tới thị trưởng, các quan chức chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách của các thành phố.

Được tài trợ bởi Bloomberg Philanthropies, nó nhấn mạnh vào các lĩnh vực chính mà lãnh đạo các thành phố có thể giải quyết được đối với các bệnh không lây nhiễm, bao gồm sử dụng thuốc lá, ô nhiễm không khí, chế độ ăn uống kém, thiếu tập thể dục, và cải thiện an toàn đường bộ. Bằng cách nhân rộng các biện pháp hiệu quả nhất trên quy mô toàn cầu có thể cứu sống hàng triệu người.

Báo cáo nhằm mục đích chia sẻ kiến thức giữa các nhà hoạch định chính sách đô thị, từ các hành động phòng chống thuốc lá ở Bắc Kinh và Bogor, đến các sáng kiến an toàn đường bộ ở Accra và Bangkok, kế hoạch chia sẻ xe đạp ở Fortaleza, và hành động tạo ra những con đường đi bộ cho người cao tuổi đã giảm 16% số ca tử vong cho người đi bộ ở thành phố New York.

Trong số 19 nghiên cứu trường hợp được trích dẫn, 15 trường hợp đến từ các quốc gia đang phát triển, nơi 85% các trường hợp tử vong sớm ở người trưởng thành xảy ra do các bệnh không lây nhiễm và hơn 90% các trường hợp tử vong do giao thông đường bộ được ghi nhận.

Hơn 90% tăng trưởng dân số đô thị trong tương lai sẽ diễn ra ở các quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình, 7/10 thành phố lớn nhất thế giới là ở các quốc gia đang phát triển.

Các sáng kiến được trích dẫn trong báo cáo tương tự như các sáng kiến được thực hiện theo Sáng kiến Đối tác vì các thành phố lành mạnh, một sáng kiến chung của WHO, Bloomberg Philanthropies và Vital Strategies Initiative kết hợp hơn 50 thành phố để chia sẻ các chính sách và kế hoạch giải quyết các bệnh không lây nhiễm và chấn thương.

Khoảng 193 quốc gia đã cam kết giảm 1/3 số ca tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm vào năm 2030 và giảm một nửa số ca tử vong và chấn thương giao thông đường bộ vào năm 2020, thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

 

Ngày 03/11/2019
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.