TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 206  
 
2 7 5 9 3 1 1 6
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân gây nguy hiểm cho nhân viên y tế trên toàn thế giới

WHO kêu gọi ngành công nghiệp và chính phủ các nước tăng 40% năng suất sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân để đáp ứng nhu cầu đang tăng trên toàn cầu.

Tổ chức Y tế Thế giới đcảnh báo rằng sự gián đoạn nghiêm trọng và gia tăng đối với việc cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) trên toàn cầu - gây ra bởi nhu cầu gia tăng, mua nhiều, tích trữ và lạm dụng - đang gây nguy cơ nhiễm coronavirus mới và các bệnh truyền nhiễm khác.

Nhân viên y tế sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và bệnh nhân khỏi bị lây nhiễm và tránh lây nhiễm cho người khác.

Nhưng tình trạng thiếu hụt đang khiến các bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên tuyến đầu khác gặp nguy hiểm vì không được trang bị đầy đủ khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19, do hạn chế tiếp cận với các vật tư y tế như găng tay, khẩu trang y tế, mặt nạ, kính bảo hộ, tấm chắn mặt, áo khoác y tế và tạp dề.

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết “Nếu không có chuỗi cung ứng an toàn, nguy cơ cho nhân viên y tế trên toàn thế giới là điều có thể xảy ra. Ngành công nghiệp và chính phủ các nước phải hành động nhanh chóng để tăng nguồn cung, giảm bớt các hạn chế xuất khẩu và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ và tích trữ. Nếu không bảo vệ nhân viên y tế, chúng ta không thể ngăn chặn COVID-19”.

Kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, giá vật tư y tế đã tăng mạnh. Khẩu trang phẫu thuật đã tăng gấp 6 lần, mặt nạ N95 đã tăng gấp 3 lần và áo choàng đã tăng gấp đôi.

Nguồn cung có thể mất vài tháng để giao hàng và thao túng thị trường là phổ biến, với cổ phiếu thường được bán cho người trả giá cao nhất.

Cho đến nay, WHO đã chuyển gần 500 bộ thiết bị bảo hộ cá nhân tới 47 quốc gia, nhưng nguồn cung đang cạn kiệt nhanh chóng.

Dựa trên mô hình của WHO, ước tính 89 triệu khẩu trang y tế được yêu cầu để ứng phó COVID-19 mỗi tháng. Đối với găng tay kiểm tra, con số đó lên tới 76 triệu, trong khi nhu cầu kính bảo hộ quốc tế ở mức 1,6 triệu mỗi tháng.

Hướng dẫn gần đây của WHO yêu cầu sử dụng PPE hợp lý và phù hợp trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng.

WHO đang hợp tác với chính phủ các nước, ngành công nghiệp và Mạng lưới chuỗi cung ứng đại dịch để thúc đẩy sản xuất và phân bổ an toàn cho các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ.

Để đáp ứng nhu cầu toàn cầu đang tăng, WHO ước tính rằng ngành công nghiệp phải tăng sản xuất thêm 40%. Vật tư y tế

Chính phủ nên tạo động lực cho ngành công nghiệp để tăng cường sản xuất, bao gồm nới lỏng các hạn chế trong việc xuất khẩu và phân phối thiết bị bảo hộ cá nhân và các vật tư y tế khác.

Mỗi ngày, WHO cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ chuỗi cung ứng an toàn và cung cấp thiết bị quan trọng cho các quốc gia có nhu cầu.

Kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, các quốc gia đã nhận được nguồn cung cấp PPE của WHO bao gồm:

• Khu vực Tây Thái Bình Dương: Campuchia, Fiji, Kiribati, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mông Cổ, Nauru, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Vanuatu và Philippines

• Khu vực Đông Nam Á: Bangladesh, Bhutan, Maldives, Myanmar, Nepal và Đông Timor

• Khu vực Đông Mediteranean: Afghanistan, Djibouti, Lebanon, Somalia, Pakistan, Sudan, Jordan, Morocco và Iran

• Khu vực Châu Phi: Sénégal, Algeria, Ethiopia, Togo, Bờ biển Ngà, Mô-ri-xơ, Nigeria, U-crai-na, Tanzania, Ăng-gô-la, Ghana, Zambia, Guinea Xích đạo, Gambia, Madagascar, Mauritania, Mozambique, Seychelles và Zimbabwe

 

Ngày 11/03/2020
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.