TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ ba, Ngày 23 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 11  
 
2 7 7 7 7 5 8 4
 
 
Thông tin Y tế
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra các khuyến nghị về sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố cho phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã điều chỉnh hướng dẫn về sử dụng biện pháp tránh thai nhằm cập nhật những bằng chứng mới, cho thấy phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai đảo ngược nào, bao gồm cả progestogen sử dụng để tiêm, cấy ghép và đặt tử cung (IUDs), mà không làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, các biện pháp tránh thai này không bảo vệ chống lại HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), các hướng dẫn nhấn mạnh rằng việc sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên cần được áp dụng đối với những người có có nguy cơ mắc STI, bao gồm cả HIV. WHO cũng khuyến cáo nên xem xét việc cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) trong các bối cảnh mà tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên 3% nếu phù hợp.

Hướng dẫn mới cập nhật của WHO được đưa ra cùng với loạt bằng chứng khoa học mới nhất. Nó nhấn mạnh rằng phụ nữ nên được tiếp cận đầy đủ với các biện pháp tránh thai hiện đại, để họ có thể có các lựa chọn đối với biện pháp tránh thai và sức khỏe tình dục của họ. Các bằng chứng cũng cho thấy phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV không nên bị hạn chế các lựa chọn tránh thai của họ.  

Các khuyến nghị cập nhật cho hướng dẫn của WHO, các tiêu chí về điều kiện y tế cần thiết sử dụng biện pháp tránh thai được đưa ra từ quá trình rà soát các bằng chứng của Nhóm Phát triển hướng dẫn độc lập và thông báo cho WHO. Nhóm này đánh giá tất cả các bằng chứng về biện pháp tránh thai nội tiết tố và nguy cơ lây nhiễm HIV được xuất bản từ công bố trước đó vào năm 2016, cùng với tổng quan hệ thống tất cả các công bố liên quan đến bằng chứng của IUDs và nguy cơ HIV.

Các khuyến nghị toàn cầu có ý nghĩa đặc biệt với khu vực Châu Phi cận Sahara, nơi có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao nhất và gặp phải những thách thức lớn nhất trong việc đảm bảo phụ nữ có thể tiếp cận một cách đầy đủ việc lựa chọn các biện pháp tránh thai. Hiện nay, ¼ phụ nữ trong độ tuổi 15 – 49 ở Châu Phi (24%), những người muốn trì hoãn hoặc chưa muốn mang thai bị hạn chế trong việc tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại. Đây là khu vực có tỷ lệ nhu cầu không được đáp ứng cao nhất trong các khu vực của WHO.

Các bằng chứng

Các bằng chứng mới chủ yếu dựa trên các kết quả của Nghiên cứu các bằng chứng về lựa chọn biện pháp tránh thai và nhiễm HIV (gọi là Thử nghiệm ECHO), là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc lây nhiễm HIV ở phụ nữ sử dụng medroxyprogesterone axetat tiêm bắp sâu (DMPA – IM), IUDs, hoặc cấy ghép levonorgestrel (LNG). Những bằng chứng chất lượng cao mới này thay thế cho các bằng chứng chất lượng thấp và trung bình thấp từ các nghiên cứu quan sát trước đây đã được sử dụng trong các hướng dẫn của WHO.

Thúc đẩy phòng chống STI trong các dịch vụ tránh thai

Nghiên cứu ECHO được thực hiện trên các nhóm cộng đồng dự đoán có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao, gồm Eswatini, Kenya, Nam Phi và Zambia, cũng cho thấy mức độ cao của việc lây nhiễm HIV và STI của phụ nữ khi tìm kiếm các dịch vụ tránh thai, đặc biệt là phụ nữ trẻ, dù trong đó có ba phương pháp tránh thai họ thường sử dụng.

Nghiên cứu cho thấy nhu cầu rõ ràng trong việc đảm bảo cho phụ nữ ở Châu Phi có thể tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và kiểm tra HIV/STI chất lượng cao, cùng với đa dạng các lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với giá trị, sở thích, quan điểm và quan tâm của họ. Trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm HIV cao, các dịch vụ có thể bao gồm quảng cáo bao cao su, dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), cũng như các liên kết điều trị kháng virus cho những trường hợp dương tính và kiểm tra đối tác.

WHO đang làm việc với Bộ Y tế các quốc gia, các tổ chức cung cấp phương tiện tránh thai và các dịch vụ STI/HIV, các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức thanh niên, nhằm hỗ trợ thực hiện các khuyến nghị cập nhật này. WHO cũng đã thành lập một nhóm tư vấn của phụ nữ sống chung với HIV để đảm bảo quan điểm của họ được lắng nghe và xem xét đối với những vấn đề liên quan đến HIV, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và quyền.

Kể từ năm 1996, Hướng dẫn về tiêu chí điều kiện y tế cần thiết sử dụng biện pháp tránh thai đã thực hiện phân loại 4 nhóm cho điều kiện y tế đối với sử dụng từng biện pháp tránh thai dựa theo một số điều kiện sức khỏe hoặc rủi ro (như phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV). Đối với mỗi điều kiện hoặc đặc điểm, biện pháp tránh thai được xếp vào một trong 4 nhóm:

1/ Điều kiện không có giới hạn cho việc sử dụng biện pháp tránh thai

2/ Điều kiện mà những lợi ích của việc sử dụng biện pháp thường lớn hơn những rủi ro trên lý thuyết hoặc đã được chứng minh, nhưng cần xem xét và tư vấn thêm khi lựa chọn phương pháp này.

3/ Điều kiện mà các rủi ro trên lý thuyết hoặc đã được chứng minh thường lớn hơn những lợi ích của việc sử dụng biện pháp.

4/ Điều kiện nếu sử dụng biện pháp tránh thai đó thì có thể gặp nguy cơ sức khỏe không thể chấp nhận được được.

Năm 2016, dựa trên các bằng chứng ở mức thấp hoặc trung bình thấp sẵn có vào thời điểm đó, biện pháp sử dụng progestogen tiêm được xếp vào nhóm 2, với khuyến cáo xem xét thêm cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV. Phiên bản mới này chuyển lên nhóm 1, có nghĩa là nó không còn bị coi là có đủ bằng chứng y tế của các tác động tiêu cực lên sức khỏe do sử dụng biện pháp tránh thai progestoren tiêm cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV.

 

Ngày 11/09/2019
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.