TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 41  
 
2 7 7 8 9 3 7 1
 
 
Thông tin Y tế
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2020: #VaccinesWorkforAll

Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới được tổ chức vào tuần cuối của tháng Tư (24 – 30/4), nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm, được công nhận một cách rộng rãi là một trong những biện pháp can thiệp sức khỏe thành công và chi phí hiệu quả nhất thế giới. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn gần 20 triệu trẻ em trên thế giới không được tiêm vắc xin cần thiết.

Chủ đề của năm nay là #VaccinesWorkforAll, chiến dịch sẽ tập trung vào cách thức mà vắc xin hoạt động để bảo vệ sức khỏe của mọi người ở mọi nơi, cũng như những người phát triển, cung cấp và tiếp nhận vắc xin thông qua công việc của họ.

Tiến bộ ổn định nhưng lợi ích mong manh

Năm 2018, ước tính có khoảng 116 triệu trẻ em được tiêm vắc xin đã nhận được 3 liều vắc xin bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP3), bảo vệ chúng chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng, gây khuyết tật hoặc tử vong. Nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình đã có những bước tiến lớn trong việc tăng cường bao phủ tiêm chủng.

Nhưng bất chấp những lợi ích, tất cả các mục tiêu để loại bỏ bệnh tật, bao gồm sởi, rubella, uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, khó có thể đạt được vào cuối năm 2020. Trong hai năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát bệnh sởi, bạch hầu, ho gà và các bệnh có thể dự phòng bằng các loại vắc xin khác nhau.

Đối với mọi người, ở mọi nơi để tồn tại và phát triển, các quốc gia phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo tất cả mọi người nhận được lợi ích cứu sống của vắc-xin. Ngoài ra, những quốc gia đã đạt được hoặc đang trong tiến trình đạt được các mục tiêu vẫn phải nỗ lực để duy trì tiến trình đã đạt được.

Mục tiêu chiến dịch năm 2020

Mục tiêu chính của chiến dịch là thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn vào việc tiêm chủng trên toàn cầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi của mọi người, ở mọi nơi trong suốt cuộc đời.

Là một phần của chiến dịch năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác hướng đến:

- Chứng minh giá trị của vắc xin đối với sức khỏe của trẻ em, cộng đồng và thế giới.

- Cho thấy tiêm chủng thường quy là nền tảng cho các hệ thống y tế mạnh mẽ, vững chắc và bao phủ sức khỏe toàn dân.

- Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng tiến trình tiêm chủng trong khi giải quyết các khoảng trống, bao gồm thông qua đầu tư tăng cường vào vắc xin và tiêm chủng.

Bên cạnh đấy, năm 2020 là Năm Quốc tế của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh, WHO đồng thời nêu bật vai trò của các điều dưỡng và nữ hộ sinh, và vai trò quan trọng của họ trong việc cung cấp dịch vụ cho các bậc cha mẹ và cha mẹ trong tương lai.

Tại sao tiêm chủng lại quan trọng?

Mở rộng việc tiếp cận vào tiêm chủng là rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, giảm nghèo và bao phủ sức khỏe toàn dân. Tiêm chủng định kỳ cung cấp một điểm liên lạc để chăm sóc sức khỏe khi bắt đầu cuộc sống, và cung cấp cho mọi trẻ em cơ hội có một cuộc sống khỏe mạnh, từ giai đoạn sớm đến tuổi già.

Tiêm chủng cũng là một chiến lược cơ bản để đạt được các ưu tiên sức khỏe khác, từ kiểm soát viêm gan virut, kiềm chế kháng kháng sinh, cung cấp một nền tảng cho sức khỏe cho vị thành niên, cải thiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. 

Thông điệp chính

1. Ở mọi lứa tuổi, vắc xin cứu sống và giữ cho chúng ta an toàn.

Vắc xin bảo vệ trẻ em trong các cộng đồng và các quốc gia, ngăn chặn sự bùng phát của các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ứng phó với dịch bệnh sau khi dịch bệnh xảy ra là tốn kém, không hiệu quả và tốn nhiều chi phí. Phản ứng bền vững duy nhất là dự phòng, bằng cách đảm bảo rằng tất cả mọi người được tiêm chủng, đúng thời điểm, với các loại vắc xin phù hợp trong suốt cuộc đời của họ.

2. Trong khi hầu hết trẻ em ngày nay được tiêm chủng, vẫn có quá nhiều trẻ bị bỏ lại phía sau

Khó có thể chấp nhận được khi những nhóm có nguy cơ cao nhất, bao gồm những người nghèo nhất, bị thiệt thòi nhất, những người trong tình trạng xung đột hoặc tình trạng bị ép buộc lại là những người thường xuyên bị bỏ lỡ. Nếu những đứa trẻ này bị bệnh, chúng có nguy cơ bị hậu quả nghiêm trọng nhất về sức khỏe, ít có khả năng tiếp cận điều trị và chăm sóc.

3. Năm 2020 là Năm của điều dưỡng và nữ hộ sinh

Đối với nhân viên y tế, mỗi lần kiểm tra là một cơ hội để kiểm tra tiêm chủng cho mọi người ở mọi lứa tuổi: trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và người cao tuổi.

4. Mọi người đều có thể trở thành người ủng hộ vắc xin

Chia sẻ với mọi người về lợi ích của vắc xin. Vắc xin cứu sống, giúp trẻ học hỏi, phát triển, dự phòng bệnh tật và khuyết tật nghiêm trọng.

5. Hiểu biết về vắc-xin

- Vắc xin bảo vệ chúng ta chống lại các căn bệnh gây tử vong ở người. Chúng làm điều này bằng cách xây dựng cơ chế phòng thủ tự nhiên cho cơ thể chúng ta để ngăn chúng ta khỏi bệnh. Đây là một cách thức an toàn và thông minh để tạo ra một phản ứng bảo vệ, giúp giữ cho chúng ta khỏe mạnh, an toàn và mạnh mẽ.

- Hai lý do chính để tiêm vắc xin là để bảo vệ chính chúng ta và bảo vệ những người xung quanh chúng ta. Không phải ai cũng có thể được tiêm chủng, bao gồm trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để được tiêm chủng, người cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và những người bị bệnh nặng. Họ phụ thuộc vào những người khác đã được tiêm vắc xin để đảm bảo họ cũng được bảo vệ thông qua vắc xin.

- Tất cả các thành phần trong vắc xin giúp đảm bảo vắc xin an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Thành phần vắc xin có thể trông lạ lẫm khi được ghi trên nhãn nhưng chúng xuất hiện tự nhiên trong cơ thể con người, môi trường tự nhiên và thực phẩm chúng ta sử dụng.

- Điều quan trọng là phải tiêm vắc xin cần thiết vào đúng thời điểm. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn phơi nhiễm với một căn bệnh nghiêm trọng, khi dịch bệnh bùng phát. Khi đó có thể không có đủ thời gian để tiếp nhận tất cả các liều vắc xin cần thiết để giữ cho bản thân an toàn khỏi bệnh.

 

Ngày 27/04/2020
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.