TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 53  
 
2 7 7 6 5 2 2 7
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Vấn nạn lạm dụng người cao tuổi ngày càng gia tăng

Trên thế giới, cứ 6 người cao tuổi thì có 1 người  bị lạm dụng, đây là con số cao hơn ước tính và dự đoán trước đó.

Một nghiên cứu mới được Tổ chức Y tế Thế giới công bố trên tạp chí Lancet Global Health cho thấy: người từ 60 tuổi trở lên chiếm 16% dân số thế giới; trong đó 11,6% bị lạm dụng tinh thần; 6,8% bị lạm dụng tài chính; 4,2% bị bỏ rơi; 2,6% bị lạm dụng thể chất và 0,9% bị lạm dụng tình dục. Kết quả này dựa trên bằng chứng tốt nhất có được từ 52 nghiên cứu ở 28 quốc gia từ các vùng khác nhau, trong đó có 12 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Cố vấn Y tế cao cấp của WHO, Bà Alana Officer phát biểu rằng: "Sự lạm dụng người cao tuổi đang gia tăng, đối với 141 triệu người cao tuổi trên toàn thế giới, gây ra những thiệt hại cá nhân và xã hội nghiêm trọng. Chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hình thức lạm dụng khác nhau với tần suất ngày càng tăng như hiện nay." 

VẤN ĐỀ LẠM DỤNG VÀ SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI

Lạm dụng người cao tuổi được định nghĩa là “hành động (hoặc hành động thiếu phù hợp) có thể gây nguy hại/gây đau đớn cho người cao tuổi, xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào mà họ tin tưởng”. Tất cả các loại lạm dụng người cao tuổi có thể có ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của chính họ.

Lạm dụng tinh thần là hành vi phổ biến nhất và bao gồm các hành vi gây tổn hại cho chính bản thân người cao tuổi hoặc tâm lí/cảm xúc của họ, đó là: đặt biệt danh, gây sợ hãi, gây lúng túng, hủy hoại tài sản hoặc ngăn không cho họ gặp bạn bè và gia đình.

Lạm dụng tài chính bao gồm việc lạm dụng bất hợp pháp tiền, tài sản hoặc tài sản của người cao tuổi.

Bỏ bê bao gồm việc không đáp ứng nhu cầu cơ bản của người cao tuổi, chẳng hạn như thực phẩm, nhà ở, quần áo và chăm sóc y tế.

Ảnh hưởng sức khoẻ của lạm dụng bao gồm chấn thương, sự đau đớn, cũng như trầm cảm, căng thẳng và sự lo lắng. Lạm dụng người cao tuổi có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà dưỡng lão và các dịch vụ khẩn cấp, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong.

 

ẢNH MINH HOẠ


Bà Alana Officer cũng nói rằng "Mặc dù tần suất và những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ ngày càng tăng nhưng nạn lạm dụng người cao tuổi vẫn là một trong những loại bạo lực được điều tra ít nhất trong các cuộc điều tra quốc gia và là một trong những vấn đề ít được đề cập đến nhất trong kế hoạch quốc gia phòng ngừa bạo lực".

Đến năm 2050, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng gấp đôi, lên tới 2 tỷ người trên toàn cầu, phần lớn người cao tuổi sống này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nếu tỷ lệ nạn nhân ngược đãi người lớn tuổi vẫn không thay đổi, số người bị ảnh hưởng sẽ tăng nhanh do dân số già, tăng lên đến 320 triệu nạn nhân vào năm 2050.

Tiến sĩ Etienne Krug (Vụ trưởng Vụ Quản lý bệnh không lây nhiễm, Phòng chống bạo lực và chấn thương của WHO) cho biết: "Việc lạm dụng người cao tuổi hiếm khi được thảo luận trong các cuộc họp chính sách, ít được ưu tiên nghiên cứu và chỉ được giải quyết bởi một số ít các tổ chức. Chính phủ các nước phải bảo vệ tất cả người dân của họ khỏi nạn bạo lực. Chúng ta cũng cần phải nỗ lực để làm sáng tỏ thách thức xã hội quan trọng này, hiểu rõ cách ngăn chặn tốt nhất và giúp đưa ra các biện pháp cần thiết".

CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Vào tháng 5 năm 2016, Giám đốc WHO  đã thông qua Chiến lược toàn cầu và Kế hoạch hành động về Sức khoẻ người cao tuổi tại hội nghị y tế thế giới. Chiến lược này cung cấp hướng dẫn hành động phối hợp ở các quốc gia phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Các hành động ưu tiên đối với lạm dụng người cao tuổi trong Chiến lược bao gồm:

- Tăng cường các nghiên cứu về tần suất lạm dụng người cao tuổi đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình từ Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi, là những quốc gia có rất ít dữ liệu.

- Thu thập bằng chứng và xây dựng hướng dẫn về biện pháp có hiệu quả để phòng ngừa và phản ứng đối với nạn lạm dụng người cao tuổi. Bước đầu tiên, các chính phủ cần phải đánh giá những nỗ lực hiện tại, chẳng hạn như đào tạo cho người chăm sóc, hướng dẫn sử dụng đường dây điện thoại trợ giúp khi cần thiết. Bên cạnh đó, các nước cũng cần công bố những kết quả này.

- Hỗ trợ các quốc gia khác trong việc ngăn ngừa và ứng phó với lạm dụng người cao tuổi.

15/06 hàng năm - Ngày thế giới phòng chống lạm dụng Người cao tuổi

Đại hội đồng Liên hiệp quốc, trong nghị quyết 66/127, đã chỉ ra ngày 15 tháng 6 là Ngày thế giới phòng chống lạm dụng Người cao tuổi. Đó chỉ là một ngày đại diện trong năm mà toàn thế giới cần phản đối sự lạm dụng và ngược đãi của mình đối với những thế hệ lớn hơn chúng ta.

 

Tệp đính kèm: http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2017/abuse-older-people/en/

 

Ngày 15/06/2017
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.