TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 23  
 
2 7 7 6 2 5 9 1
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
2,1 tỷ người thiếu nước sạch để uống và 4,5 tỷ người sông chung với môi trường thiếu vệ sinh

Theo một báo cáo mới của WHO và UNICEF, có khoảng 3/10 người trên thế giới - tức 2,1 tỷ người không có nước sạch và sẵn có tại nhà, và 6/10 người (4,5 tỷ) đang sử dụng ngồn nước thiếu an toàn vệ sinh.

Báo cáo của Chương trình giám sát chung (JMP - The Joint Monitoring Programme) về tiến bộ nước uống và hợp vệ sinh đã trình bày đánh giá toàn cầu về các dịch vụ nước sạch và vệ sinh được quản lý an toàn. Kết luận quan trọng là có quá nhiều người vẫn thiếu tiếp cận các dịch vụ nước uống và vệ sinh, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus (Tổng giám đốc WHO) nói: "Nước sạch, hợp vệ sinh và nhà vệ sinh không phải là đặc quyền của những người giàu có hoặc sống ở các trung tâm đô thị mà là yêu cầu cơ bản nhất đối với sức khoẻ con người. Tất cả các nước đều có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi người có thể tiếp cận những điều kiện cơ bản trên."

Hàng tỷ người đã được hưởng các dịch vụ vệ sinh và nước sạch cơ bản kể từ năm 2000, nhưng chất lượng của các dịch vụ này chưa hoàn toàn được đảm bảo. Nhiều gia đình, cơ sở y tế và trường học vẫn thiếu xà phòng và nước để rửa tay. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn người lớn.

Thống kê cho thấy, hàng năm có 361.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Môi trường ô nhiễm và nước thiếu vệ sinh cũng liên quan đến quá trình truyền bệnh như: bệnh tả, kiết lị, viêm gan A và thương hàn.

Ông Anthony Lake (giám đốc điều hành của UNICEF) cho biết: "Nước an toàn, hợp vệ sinh và môi trường vệ sinh hiệu quả là yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ trẻ em và toàn cộng đồng. Khi chúng tôi cải tiến các dịch vụ này trong những cộng đồng khó khăn nhất và cho trẻ em thiệt thòi nhất hiện nay, chúng tôi cho họ cơ hội công bằng hơn vào một ngày mai tốt đẹp hơn."

 
( Ảnh sưu tầm )
 

Các bất bình đẳng quan trọng vẫn tồn tại

Để giảm sự bất bình đẳng toàn cầu, các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới kêu gọi chấm dứt việc không sử dụng nhà vệ sinh và tăng tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ cơ bản vào năm 2030.

Trong số 2,1 tỷ người không có nước sạch, có 844 triệu người thậm chí không có dịch vụ nước uống cơ bản. 263 triệu người phải mất hơn 30 phút mỗi chuyến đi để lấy nước từ các nguồn bên ngoài và 159 triệu người vẫn uống nước chưa qua xử lý từ các nguồn nước mặt (nước suối, hồ).

Tại 90 quốc gia, sự tiến bộ về vệ sinh cơ bản chậm hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, có nghĩa là họ sẽ không đạt được mức độ phổ cập vào năm 2030.

Trong số 4,5 tỷ người sống trong môi trường thiếu an toàn vệ sinh thì 2,3 tỷ vẫn chưa có dịch vụ vệ sinh cơ bản. Trong đó có 600 triệu người cùng chung nhà vệ sinh với gia đình khác/nhà vệ sinh công cộng và 892 triệu người - chủ yếu ở các vùng nông thôn – không sử dụng nhà vệ sinh (đi vệ sinh ở ngoài ruộng, vườn). Do sự gia tăng dân số, việc không sử dụng nhà vệ sinh hiên đang gia tăng ở tiểu vùng Sahara Phi Châu và Châu Đại Dương.

Vệ sinh tốt là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Lần đầu tiên, các Mục tiêu Phát triển Bền vững đang giám sát tỷ lệ những người có rửa tay với xà bông và nước tại nhà. Theo báo cáo mới này, số liệu sẵn có cho thấy việc tiếp cận nước và xà phòng để rửa tay thay đổi rất nhiều ở 70 quốc, từ 15% dân số ở tiểu vùng Sahara Châu Phi đến 76% ở Tây Á và Bắc Phi.

Các phát hiện quan trọng khác từ báo cáo bao gồm:

• Nhiều quốc gia thiếu dữ liệu về chất lượng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Báo cáo bao gồm các ước tính cho 96 quốc gia được quản lý về nguồn nước uống an toàn và 84 quốc gia được quản lí về vệ sinh môi trường.

• Ở những nước có xung đột hoặc bất ổn chính trị, trẻ em sử dụng các dịch vụ cấp nước cơ bản ít hơn 4 lần, và sử dụng các dịch vụ vệ sinh cơ bản ít hơn 2 lần so với trẻ em ở các nước khác.

• Có khoảng cách lớn giữa chất lượng dịch vụ ở thành thị và nông thôn. 2/3người được sử dụng nước uống an toàn và 3/5 người được sử dụng dịch vụ vệ sinh an toàn sống tại khu vực thành thị. Trong số 161 triệu người sử dụng nước mặt không qua xử lý (từ hồ, sông hoặc kênh tưới) thì có đến 150 triệu người sống ở nông thôn.

Các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến Nước sạch và vệ sinh môi trường

• Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đạt được sự tiếp cận bình đẳng và công bằng đối với nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.

• Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đạt được các điều kiện vệ sinh đầy đủ và công bằng cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của những đối tượng dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em gái,…)

Ngày 13/07/2017
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.