TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 41  
 
2 7 7 6 4 2 7 2
 
 
Thông tin Y tế
2.5 TRIỆU NGƯỜI CHẾT MỖI NĂM DO RƯỢU

Tác hại của việc sử dụng rượu là một trong bốn yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh không lây nhiễm (NCDs). Kết quả là có 2,5 triệu người chết mỗi năm. Vào hai ngày từ 19-20 tháng 11 năm 2011, sẽ diễn ra một cuộc họp cấp cao Liên Hợp Quốc về NCDs tại New York, các nhà lãnh đạo toàn cầu hướng tới mục tiêu giải quyết vấn đề này trong một chương trình nghị sự quốc tế mới về NCDs.

Kết quả chính:
•    Kết quả của tác hại sử dụng rượu  là 2,5 triệu người chết mỗi năm.
•    320 000 người trẻ tuổi từ 15 tới 29 chết có liên quan đến rượu, có 9% các ca tử vong nằm trong nhóm tuổi này.
•    Rượu là yếu tố nguy cơ lớn thứ ba trên thế giới về gánh nặng bệnh tật; là yếu tố nguy cơ hàng đầu ở tây Thái Bình Dương, ở châu Mỹ và lớn thứ hai ở châu Âu.
•    Rượu ảnh hưởng tới nhiều vấn đề về phát triển và vấn nạn xã hội bao gồm bạo lực, bỏ mặc và lạm dụng trẻ em, vắng mặt tại nơi làm việc

Tác hại sử dụng rượu là một vấn đề toàn cầu gây tổn hại cho sự phát triển đối với mỗi cá nhân và xã hội. Nó hủy hoại hạnh phúc và sức khỏe của những người xung quanh. Một người say rượu có thể làm hại tới người khác, là nguy cơ của tai nạn giao thông, của hành vi bạo lực, ảnh hưởng tới đồng nghiệp, người thân và bạn bè. Vì thế, tác động của tác hại sử dụng rượu ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội.

Tác hại của việc uống rượu là yếu tố quyết định chính cho các chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn như rối loạn sử dụng rượu và chứng động kinh và các bệnh không lây nhiễm khác như bệnh tim mạch, xơ gan và ung thư. Tác hại sử dụng rượu cũng liên quan đến một số bệnh truyền nhiễm như HIV / AIDS, bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (bệnh lây truyền qua đường tình dục). Nguyên nhân là do sử dụng rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch và có tác động tiêu cực đối với bệnh nhân điều trị ARV

Một tỷ lệ đáng kể của gánh nặng bệnh tật được quy cho tác hại sử dụng rượu kể cả những ca chấn thương không chủ ý tới chấn thương chủ ý, bao gồm cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ, bạo lực và các ca tự tử. Các ca chấn thương gây tử vong do sử dụng rượu có xu hướng xảy ra ở nhóm tuổi còn tương đối trẻ.
Tác hại sử dụng rượu rủi ro đối với ai?

Mức độ rủi ro đối với tác hại sử dụng rượu đa dạng ở mọi lứa tuổi, giới và đặc điểm sinh học của từng người. Ngoài ra, mức độ tiếp xúc với những đồ uống có cồn, môi trường và bối cảnh diễn ra cũng đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, rượu là yếu tố nguy cơ lớn thứ ba trên thế giới đối với gánh nặng bệnh tật, là yếu tố nguy cơ hàng đầu ở Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ và lớn thứ hai ở Châu Âu. Một bà mẹ mang thai sử dụng rượu có thể gây ra hội chứng nhiễm độc rượu bào thai, các biến chứng trước khi sinh, gây tổn hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.


 Nguồn số liệu: Global Health Risks (2009)

Tác động sử dụng rượu dựa trên chấn thương và bệnh tật chủ yếu được xác định bởi hai yếu tố riêng biệt nhưng liên quan đến lượng rượu:
•    Tổng khối lượng rượu tiêu thụ và
•    Cách uống

Cách giảm bớt tác hại của Rượu:
Các quốc gia có trách nhiệm chính xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách công để giảm tác hại của việc sử dụng rượu. Một nền tảng khoa học có giá trị đáng kể đối với các nhà hoạch định chính sách về hiệu quả và chi phí bao gồm các chiến lược sau đây:
    * Quy định về tiếp thị đồ uống có cồn, (đặc biệt đối với giới trẻ);
    * Quy định và hạn chế khả dụng của rượu;
    * Ban hành chính sách thích hợp cho lái xe có sử dụng;
    * Giảm nhu cầu thông qua các chính sách thuế và cơ chế giá cả;
    * Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho các chính sách;
    * Cung cấp điều trị tiếp cận và giá cả phải chăng cho những người bị rối loạn sử dụng rượu; và
    * Triển khai thực hiện kiểm tra các chương trình, các can thiệp ngắn tác hại sử dụng rượu

Chiến lược toàn cầu nhằm giảm bớt tác hại sử dụng rượu thể hiện một cam kết chung của các nước thành viên WHO, hành động duy trì nhằm giảm bớt gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Chiến lược này bao gồm các chính sách và các can thiệp dựa trên bằng chứng, nếu chúng được thông qua và thực thi.

Các chính sách và biện pháp can thiệp cho hành động quốc gia nhóm lại thành 10 lĩnh vực có tác động khuyến khích, hỗ trợ và bổ sung cho nhau:
    * Khả năng lãnh đạo, nâng cao nhận thức và cam kết;
    * Ứng phó của các dịch vụ y tế;
    * Hoạt động cộng đồng;
    * Chính sách và biện pháp với lái xe sử dụng đồ uống có cồn;
    * Tình trạng sẵn có của rượu;
    * Tiếp thị đồ uống có cồn;
    * Chính sách giá cả;
    * Giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của uống rượu và ngộ độc rượu;
    * Giảm tác động của việc cấm buôn bán rượu lậu và rượu tự sản xuất;
    * Giám sát và tăng cường giám sát

Thực hiện thành công các chiến lược đòi hỏi hành động phối hợp của các quốc gia, quản trị toàn cầu có hiệu quả và sự cam kết thỏa đáng của các bên liên quan. Bằng cách cùng nhau phối hợp có hiệu quả, hậu quả tiêu cực của rượu đối với sức khỏe và xã hội có thể được giảm bớt.

Ngày 20/09/2011
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.