TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 22  
 
2 7 7 5 7 4 3 0
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Báo cáo toàn cầu về đồ uống có cồn và sức khỏe 2011

Tiếp theo sự kiện đáng ghi nhớ tháng 5 năm 2010 với 193 nước thành viên đồng thuận thông qua Chiến lược toàn cầu về giảm thiểu tác hại của đồ uống có cồn; năm 2011Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Báo toàn cầu về đồ uống có cồn và sức khỏe 2011 (Global status report o­n alcohol and health). Với mục đích cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng và gánh nặng bệnh tật do đồ uống có cồn gây ra trên toàn cầu, các tác giả đã cố gắng khai thác triệt để các nguồn số liệu liên quan hiện có của mỗi quốc gia, mỗi khu vực- nguồn số liệu do TCYTTG đã khởi xướng và nỗ lực hỗ trợ, điều phối các nước thành viên cùng thu thập. Một đóng góp đáng ghi nhận khác của TCYTTG là đến 2008, Hệ thống Thông tin toàn cầu về đồ uống có cồn và sức khỏe (Global Information System o­n Alcohol and Health –GISAH) đã chính thức tiếp nhận, xử lý và hệ thống các thông tin nêu trên với hơn 200 chỉ số liên quan đến đồ uống có cồn.
Báo cáo 2011 dài 286 trang gồm 3 phần chính:
+ Phần thứ nhất: Tình hình tiêu thụ đồ uống có cồn ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu với các phân tích chi tiết về lượng tiêu thụ bình quân, tiêu thụ rượu phi chính thống (nhà nước không quản lý được- rượu tự nấu, nhập lậu), xu hướng tiêu dùng, tình hình tiêu dùng ở nhóm dân số trẻ và vị thành niên, cách thức tiêu dùng có hại đến sức khỏe.
+ Phần thứ hai: Hậu quả của sử dụng đồ uống có cồn đã khái quát hóa cơ chế đồ uống có cồn gây hại đến sức khỏe, dẫn kết quả các phân tích gánh nặng bệnh tật (tử vong, DALYs) do sử dụng đồ uống có cồn và so sánh với các yếu tố nguy cơ khác và giới thiệu các tác haị ở cấp độ xã hội khác.
+ Phần thứ ba: Giới thiệu các đáp ứng chính sách nhằm giảm thiểu tác hại của đồ uống có cồn ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, các tác giả cũng đã giới thiệu và phân tích các nhóm chính sách đang phát huy được hiệu quả trong thực tiễn tại nhiều quốc gia như: giá và thuế, kiểm soát sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, kiểm soát quảng cáo và tiếp thị, truyền thông nâng cao nhận thức và chăm sóc hỗ trợ điều trị.
Báo cáo dành 230 trang với 4 phụ lục giới thiệu các số liệu chi tiết của mỗi nước và khu vực theo các nội dung chính nêu trên.
Báo cáo 2011 thực sự là một nguồn dữ liệu quý đã được TS Ala Alwan- trợ lý Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới về các bệnh không lây và sức khỏe tâm thần đánh giá cao trong lời tựa “Báo cáo này được viết để phục vụ tất cả những ai quan tâm đến tác hại của đồ uống có cồn, là cơ sở thông tin toàn diện về tình hình tiêu thụ và tác hại của đồ uống có cồn, về đáp ứng chính sách toàn cầu. Bộ Y tế các nước và các bên liên quan có thể sử dụng Báo cáo nhằm hỗ trợ việc xây dựng và triển khai các chính sách/can thiệp nhằm giảm thiểu tác hại của đồ uống có cồn”

Ngày 06/07/2011
Khoa Nghiên cứu Xã hội học Y tế  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.