TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 18 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 23  
 
2 7 7 5 5 4 8 1
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Bạo lực ở thanh thiếu niên thấp hơn ở các quốc gia ban hành lệnh cấm hình phạt về thể xác

Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí BMJ Open (Tạp chí y khoa mở Anh quốc) cho thấy rằng ở những quốc gia nơi mà tất cả những hình phạt về thể xác dành cho trẻ em đều  bị cấm hoàn toàn, sẽ có ít những vụ bạo lực hơn . So với những nơi mà hình phạt thể xác được cho phép ở trường học và gia đình thì ở những quốc gia mà hình phạt thể xác bị cấm trong mọi trường hợp, tỉ lệ xảy ra đánh nhau của nam thanh niên ít hơn 31% và của nữ thanh niên là 42%. Ở những quốc gia có lệnh cấm một phần về hình phạt  (như Canada, Mỹ và Vương quốc Anh, nơi mà hình phạt không bị cấm ở nhà), mức độ bạo hành ở nam thanh niên tương tự như ở các nước không cấm, mặc dù mức độ bạo hành ở nữ thấp hơn (khoảng 56%).

Các nghiên cứu trước đây cho thấy một sự liên hệ rõ ràng giữa tuổi thơ bị bạo lực thể xác của trẻ em và một loạt các hệ quả tiêu cực sau này, từ sự hung hăng cho đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng họ thấy một sự liên kết chứ không phải là mối quan hệ nhân quả giữa các lệnh cấm pháp lý đối với hình phạt về thể xác và tính bạo lực của giới trẻ.
 
"Chúng ta đều có thể chắc chắn rằng, vào thời điểm này, có một sự thật là ở các quốc gia cấm sử dụng hình phạt về thể xác đối thì sẽ có ít hành động bạo lực đối với trẻ em trong quá trình trưởng thành hơn so với những quốc gia không có lệnh cấm này" -  Frank Elgar – tác giả của nghiên cứu này, thuộc Viện Sức khỏe và Chính sách Xã hội McGill nhận định. "Tại thời điểm này, chúng tôi chỉ đơn giản là xem xét tổng quan vấn đề ở cấp quốc tế và lưu ý các mối tương quan khác. Để có thể chỉ ra mức độ ảnh hưởng của lệnh cấm bạo lực thanh niên, chúng tôi sẽ cần phải quay trở lại sau từ 4-8 năm khi có thêm dữ liệu. Chúng tôi cũng sẽ cần phải đặt ra cho trẻ em và thanh thiếu niên nhiều câu hỏi hơn về những gì đang xảy ra ở nhà, điều mà các nhà nghiên cứu thường hay e ngại. "
 
Thông điệp chính:
- Những cuộc ẩu đả thường xảy ra ở nam thanh niên nhiều hơn (gần 10%) so với nữ thanh niên (khoảng 3%)
- Có rất nhiều loại bạo lực từ các quốc gia khác nhau, từ dưới 1% ở nữ thanh niên tại Costa Rica đến gần 35% các nam thanh niên ở Samoa.
- Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các mối liên quan giữa hình phạt về thể xác và bạo lực thanh niên vẫn còn tồn đọng, ngay cả những yếu tố gây nhiễu cũng được tính đến như thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ giết người và các chương trình giáo dục phụ huynh để ngăn chặn sự ngược đãi trẻ em.
 
Nghiên cứu đã được thực hiện như thế nào
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập từ các thanh thiếu niên ở 88 quốc gia trên thế giới theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới về  Hành vi Sức khỏe Trẻ em tại trường học (HBSC) và Khảo sát Y tế trường học Toàn cầu (GSHS). Thanh thiếu niên ở các độ tuổi khác nhau đã trả lời các câu hỏi khảo sát về mức độ thường xuyên mà họ tham gia vào các cuộc ẩu đả. Các nhà nghiên cứu đã so sánh thông tin này với dữ liệu từ mỗi quốc gia trong việc cấm các hình phạt về thể xác. Các quốc gia được xếp vào nhóm: cấm hoàn toàn về việc sử dụng hình phạt về thể xác ở nhà và ở trường học (30 quốc gia, phần lớn là ở châu Âu, cũng như số lượng nhỏ hơn ở châu Mỹ Latin, châu Á và châu Phi);  nhóm các quốc gia chỉ thực hiện lệnh cấm tại trường học nhưng không cấm tại gia đình (38 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Anh và Canada), và nhóm các quốc gia không cấm sử dụng các hình phạt về thể xác (20 quốc gia, từ Myanmar đến Quần đảo Solomon).
 

Ngày 30/10/2018
Science news - Science Daily  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.