TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 53  
 
2 7 7 6 5 3 6 8
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Các lợi ích sức khỏe vượt xa chi phí cho việc đáp ứng các mục tiêu biến đổi khí hậu

Đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris có thể cứu sống khoảng một triệu người mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050 thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm không khí. Các ước tính mới nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu cũng chỉ ra rằng giá trị của lợi ích sức khỏe từ hành động giảm thiểu biến đối khí hậu sẽ gấp đôi chi phí của các chính sách giảm thiểu ở cấp độ toàn cầu, và tỷ lệ lợi ích so với chi phí thậm chí cao hơn ở các quốc gia, như Trung Quốc và Ấn Độ.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới được đưa ra tại Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP24) ở Katowice, Ba Lan đã nhấn mạnh các lý do tại sao việc cân nhắc về sức khỏe lại quan trọng đối với sự tiến bộ của các hành động khí hậu, và vạch ra các khuyến nghị chính cho các nhà hoạch định chính sách.

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm và chi phí ước tính khoảng 5,11 nghìn tỷ đô la Mỹ cho các khoản phúc lợi xã hội bị mất đi trên toàn cầu. Tại 15 quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất, tác động đến sức khỏe của ô nhiễm không khí được ước tính chiếm hơn 4% GDP của họ. Các hành động để đáp ứng các mục tiêu của Paris sẽ chiếm giá trị khoảng 1% GDP toàn cầu.

Biến đổi khí hậu có tác động nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe con người. Nó đe dọa các yếu tố cơ bản mà chúng ta cần cho sức khỏe tốt, bao gồm không khí trong lành, nước uống sạch, cung cấp thực phẩm dinh dưỡng và nơi cư trú an toàn, sẽ làm suy yếu hàng chục thập kỷ tiến bộ trong sức khỏe toàn cầu. 

Các hoạt động tương tự của con người cũng gây bất ổn cho khí hậu Trái đất, góp phần trực tiếp vào sức khỏe kém. Nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu là đốt nhiên liệu hóa thạch, cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.

Gánh nặng sức khỏe của các nguồn năng lượng gây ô nhiễm hiện nay rất cao, chuyển sang các lựa chọn sạch hơn và bền vững hơn cho các hệ thống cung cấp năng lượng, vận chuyển và thực phẩm sẽ mang lại hiệu quả cho chính nó. 

Việc chuyển sang các nguồn năng lượng cac bon thấp không chỉ cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo thêm cơ hội cho các lợi ích sức khỏe tức thời. Ví dụ, thúc đẩy các lựa chọn giao thông chủ động như đi xe đạp sẽ giúp tăng cường hoạt động thể chất, có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.

Báo cáo đặc biệt của Tổ chức Y tế Thế giới cho Hội nghị COP24 về Sức khỏe và Biến đổi khí hậu cung cấp các khuyến nghị cho các chính phủ về cách tối đa hóa lợi ích sức khỏe từ việc giải quyết biến đổi khí hậu và tránh các tác động xấu nhất đến sức khỏe của thách thức toàn cầu này.

Nó mô tả cách các quốc gia trên thế giới hiện đang hành động để bảo vệ cuộc sống khỏi các tác động của biến đổi khí hậu, nhưng quy mô hỗ trợ vẫn không đủ, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển là các đảo nhỏ, và các quốc gia kém phát triển nhất. Chỉ có khoảng 0,5% các quỹ khí hậu đa phương được phân bổ cho đáp ứng với biến đổi khí hậu thực hiện các dự án y tế.

Các quốc đảo khu vực Thái Bình Dương đóng góp 0,03% lượng phát thải khí nhà kính, nhưng lại là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của nó. Đối với các quốc đảo khu vực Thái Bình Dương, hành động khẩn cấp để giải quyết biến đổi khí hậu là rất quan trọng đối với sức khỏe của người dân và chính sự tồn tại của quốc gia.

Báo cáo kêu gọi các quốc gia tính toán đến sức khỏe trong tất cả các phân tích lợi ích chi phí của giảm thiểu biến đổi khí hậu. Nó khuyến nghị các quốc gia sử dụng các ưu đãi tài khóa như giá cac bon và trợ giá năng lượng để khuyến khích các ngành giảm thiểu phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí. Nó cũng kêu gọi các bên tham gia vào Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) để loại bỏ các rào cản hiện có nhằm hỗ trợ các hệ thống y tế chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Y tế Thế giới đang làm việc với các quốc gia để:

- Đánh giá các lợi ích sức khỏe sẽ đạt được là kết quả của viện triển khai Thỏa thuận Paris, và tiềm năng thu được các lợi nhuận lớn hơn từ những hành động cần thiết đầy tính tham vọng nhằm đáp ứng các mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5-2oC.

- Đảm bảo các hệ thống y tế chống chịu biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các quốc gia dễ bị tổn thương nhất như các quốc gia đang phát triển là các đảo nhỏ; và để thúc đẩy các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhằm tối đa hóa lợi ích sức khỏe trước mắt và lâu dài, theo một sáng kiến đặc biệt về biến đổi khí hậu và sức khỏe được đề xuất với sự hợp tác của Ban Thư ký UNFCCC và Chủ tịch COP23 là Fiji, được vận hành bởi Kế hoạch Hành động các đảo khu vực Thái Bình Dương về Sức khỏe và Biến đổi khí hậu.

- Theo dõi tiến bộ quốc gia trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi biến đổi khí hậu và đạt được các lợi ích về sức khỏe từ các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu, thông qua hồ sơ các quốc gia về Sức khỏe và Biến đổi khí hậu của WHO/UNFCCC, hiện bao gồm 45 quốc gia, và sẽ lên 90 được hoàn thành vào cuối năm 2019.

Các bên tham gia UNFCCC có thể thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu, sức khỏe và phát triển bằng cách:

- Xác định và thúc đẩy các hành động vừa cắt giảm lượng phát thải các bon vừa giảm ô nhiễm không khí, và bao gồm cả các cam kết cụ thể để cắt giảm lượng phát thải của các chất ô nhiễm khí hậu nguy hiểm trong các đóng góp quốc gia.

- Đảm bảo rằng các cam kết đánh giá và bảo vệ sức khỏe trong Thỏa thuận UNFCCC và Paris được đưa vào trong cơ chế hành động ở cấp quốc gia và toàn cầu.

- Xóa bỏ các rào cản đầu tư vào đáp ứng sức khỏe đối với biến đổi khí hậu, tập trung vào hệ thống y tế chống chịu với biến đổi khí hậu và các cơ sở y tế thông minh.

- Tham gia với cộng đồng sức khỏe, xã hội dân sự và các chuyên gia y tế để giúp huy động các nguồn lực thúc đẩy hành động khí hậu và lợi ích sức khỏe.

- Phát huy vai trò của các thành phố và chính quyền địa phương trong hành động khí hậu có lợi cho sức khỏe, trong khuôn khổ UNFCCC.

- Giám sát và báo cáo chính thức về tiến trình sức khỏe là kết quả của các hành động khí hậu đối với biến đổi khí hậu và quy trình quản trị y tế, cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.

- Các biện pháp giảm thiểu và đáp ứng hướng tới mục tiêu sức khỏe trong chính sách tài khóa và kinh tế.

 

Ngày 11/12/2018
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.