TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 4  
 
2 7 7 8 8 0 5 9
 
 
Thông tin Y tế
Cảnh báo tình trạng thiếu hộ sinh trên toàn cầu

Đầu tư một cách đầy đủ cho hộ sinh sẽ ngăn chặn khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và thai chết lưu, cứu sống 4,3 triệu người mỗi năm, tính đến năm 2035. Hàng triệu sinh mạng phụ nữ và trẻ sơ sinh mất đi, hàng triệu người khác gặp phải tình trạng sức khỏe ốm bệnh hoặc thương tật do nguyên nhân thiếu các đánh giá và ưu tiên đối với nhu cầu của phụ nữ mang thai và các kỹ năng của hộ sinh.

Thế giới hiện đang đối mặt với sự thiếu hụt 900.000 hộ sinh, chiếm 1/3 lực lượng hộ sinh cần thiết trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng Covid-19 chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề này, trong khi nhu cầu y tế của phụ nữ và trẻ sơ sinh bị mờ nhạt đi, các dịch vụ hộ sinh bị gián đoạn và hộ sinh được tăng cường sang các dịch vụ y tế khác. 

Đây là một số điểm chính được rút ra từ Báo cáo Hộ sinh Thế giới năm 2021 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế (ICM) và các đối tác thực hiện nhằm đánh giá lực lượng hộ sinh và các nguồn lực y tế có liên quan ở 194 quốc gia.

Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hộ sinh đang tạo ra một con số khủng khiếp trên toàn cầu về số ca tử vong có thể dự phòng được. Một phân tích đã thực hiện trong báo cáo này, được công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng 12 năm ngoái, cho thấy rằng việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc bởi  hộ sinh vào năm 2035 có thể ngăn chặn 67% số ca tử vong mẹ, 64% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh và 65% số ca thai chết lưu. Nó có thể cứu sống khoảng 4,3 triệu sinh mạng mỗi năm.

Bất chấp những cảnh báo được nêu ra trong Báo cáo Hộ sinh Thế giới trước đó vào năm 2014 về lộ trình khắc phục tình trạng thiếu hụt này, tiến độ trong 08 năm qua vẫn rất chậm chạp. Phân tích trong báo cáo năm nay cho thấy rằng với tốc độ tiến bộ hiện tại, tình hình sẽ chỉ cải thiện được một chút vào năm 2030. 

Bất bình đẳng giới là một điểm mấu chốt gây ra sự thiếu hụt lớn này nhưng chưa được thừa nhận. Việc tiếp tục thiếu nguồn nhân lực hộ sinh là một điểm yếu của việc hệ thống y tế khi không ưu tiên cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ và trẻ em gái, cũng như không công nhận vai trò của hộ sinh, hầu hết là phụ nữ, để đáp ứng với những nhu cầu này. Phụ nữ chiếm 93% hộ sinh và 89% điều dưỡng.

Hộ sinh không chỉ tham gia vào quá trình sinh đẻ. Họ cũng cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước sinh và sau sinh cũng như một loạt các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, phát hiện và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh thiếu niên, tất cả đều được đảm bảo sự chăm sóc tôn trọng và bảo vệ quyền của phụ nữ. Khi số lượng hộ sinh tăng lên và họ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc trong một môi trường thuận lợi, sức khỏe của phụ nữ và trẻ sơ sinh nói chung sẽ được cải thiện và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Để các hộ sinh đạt được năng lực cứu sống, cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và đào tạo, cung cấp dịch vụ bởi hộ sinh và tăng cường khả năng lãnh đạo của hộ sinh. Các chính phủ phải ưu tiên tài trợ và hỗ trợ cho hộ sinh, thực hiện các bước cụ thể để đưa hộ sinh vào xây dựng các chính sách y tế.

Việc ra mắt Báo cáo Hộ sinh Thế giới năm 2021 bao gồm các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, tình dục, bà mẹ, trẻ sơ sinh và vị thành niên cũng như khả năng lãnh đạo và quản trị hộ sinh. 

 

Ngày 12/05/2021
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.