TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 18 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 24  
 
2 7 7 5 3 5 5 3
 
 
Thông tin Y tế
Chiến dịch Streets for Life kêu gọi giới hạn tốc độ đường phố đô thị 30km/h để đảm bảo các thành phố an toàn, lành mạnh, xanh và đáng sống

Ngày 17/5 đánh dấu bắt đầu Tuần lễ An toàn đường bộ Toàn cầu lần thứ 6 của Liên hợp quốc, nêu bật những lợi ích của của đường phố di chuyển tốc độ thấp trong khu vực đô thị và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách hạn chế tốc độ ở mức 30km/h (20 dặm/giờ) trên đường phố có người đi bộ, người đi xe đạp và những người khác có nguy cơ cao nhất khi tham gia giao thông cơ giới.

Mỗi năm, hơn 1,3 triệu người tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ, cứ 24 giây thì có một ca tử vong. Di chuyển quá tốc độ là cốt lõi của vấn đề tai nạn thương tích do giao thông đường bộ, khi cứ 3 người tử vong trên đường ở các quốc gia thu nhập cao là do tốc độ. Hiện ước tính rằng 40-50% lái xe vượt quá tốc độ cho phép, cứ tăng tốc độ thêm 1km/h thì số vụ tai nạn chết người tăng 4-5%. Nguy cơ tử vong và chấn thương giảm đáng kể khi giảm tốc độ.

Kể từ đầu năm 2020, tỷ lệ tử vong nói chung đã giảm do tình trạng giãn cách vì Covid-19 và mọi người làm việc tại nhà. Điều này đã dẫn đến ít tai nạn giao thông đường bộ hơn; tuy nhiên, con số tử vong không giảm theo đó, bởi vì mọi người thường lái xe ở tốc độ cao hơn.

Chúng ta cần một tầm nhìn mới để tạo ra những thành phố an toàn, lành mạnh, xanh và đáng sống. Đường phố di chuyển tốc độ chậm hơn là một phần quan trọng của tầm nhìn đó. Tổ chức Y tế Thế giới cùng với người đứng đầu của nhiều cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, các quỹ và các công ty tư nhân đã ký một thư ngỏ kêu gọi giới hạn tốc độ 30km/h ở các thành phố lớn trên toàn thế giới, nêu rõ nhu cầu cấp thiết của việc này để đạt được mục tiêu của Thập kỳ hành động vì An toàn đường bộ 2021 – 2030 và các Mục tiêu toàn cầu nói chung. 

Tuyên bố Stockholm vào tháng 2/2020 về An toàn đường bộ phản ánh quyết tâm của các quốc gia thành viên, nhấn mạnh quản lý tốc độ là một biện pháp can thiệp an toàn đường bộ quan trọng, đặc biệt để tăng cường thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn việc chạy quá tốc độ và quy định tốc độ di chuyển tối đa là 30km/h là phù hợp tại các khu vực người đi đường dễ bị tổn thương và phương tiện giao thông đa dạng kết hợp với nhau. Tuyên bố Stockholm nhấn mạnh rằng nỗ lực giảm tốc độ có tác động tích cực đến chất lượng không khí và biến đổi khí hậu, cũng như rất quan trọng trong việc giảm tử vong và thương tích do giao thông đường bộ.

Tuyên bộ Stockholm dựa trên lời kêu gọi di chuyển tốc độ thấp trên đường phố, xuất phát từ các nghiên cứu trong những thập kỷ gần đây. Tại các thành phố lớn như Graz, Áo; London, Vương quốc Anh; New York, Hoa Kỳ; và Toronto, Canada, việc xác định các khu vực và giới hạn tốc độ 30km/h giúp giảm một cách đáng kể tử vong và chấn thương trong các vụ va chạm giao thông đường bộ. Bằng chứng cho thấy rằng những con đường giới hạn tốc độ 30km/h có nhiều người tham gia giao thông không chỉ cứu mạng sống và còn thúc đẩy việc đi bộ, đi xe đạp và hướng tới việc di chuyển không các-bon.

Ngày nay, nhận thức được rất nhiều lợi ích này khiến việc giới hạn tốc độ 30km/h (20 dặm/giờ) và các khu vực đang được nhân rộng ra nhiều thành phố trên toàn thế giới, bao gồm Brussels, Paris và các thành phố trên khắp Tây Ban Nha (từ 11/5/2021 bắt buộc tất cả các đô thị giới hạn tốc độ 30km/h đối với đường hai chiều và 20km/h đối với đường một chiều có vỉa hè không chênh độ cao so với mặt đường), hay từ các thành phố như Bogotá, Colombia tới Accra, Ghana và Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Phù hợp với Tuyên bố Stockholm, Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ hành động mới vì An toàn đường bộ 2021 – 2030 cũng phản ánh giá trị của việc quản lý tốc độ. 

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đề xuất 05 hành động để thực hiện Chiến dịch Streets for Life gồm:

- Xây dựng mới hoặc sửa đường có bao gồm các tính năng điều tiết giao thông;

- Thiết lập các giới hạn tốc độ phù hợp với chức năng của từng đường;

- Thực thi giới hạn tốc độ;

- Cài đặt các công nghệ bên trong phương tiện;

- Nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của việc di chuyển quá tốc độ.

Tuần lễ An toàn đường bộ Toàn cầu lần thứ 6 của Liên hợp quốc được tổ chức từ ngày 17-23/5/2021 với hàng trăm hoạt động do các bộ ngành, chính phủ, các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội dân sự và các công ty tư nhân lên kế hoạch và tổ chức. Tuần lễ hướng tới thu hút các cam kết chính sách ở cấp quốc gia và địa phương để đưa ra giới hạn tốc độ 30 km/h trong các khu vực đô thị; tạo ra sự hỗ trợ của địa phương cho các biện pháp tốc độ thấp; và xây dựng động lực hướng tới việc khởi động Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ hành động vì An toàn đường bộ 2021-2030 và Cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2022. Các nhà ủng hộ ký thư ngỏ của chiến dịch kêu gọi tập trung vào những con phố đáng sống với tốc độ di chuyển trên đường tối đa là 30 km/h, như một cách tiếp cận tiên phong trong Thập kỷ hành động mới vì An toàn đường bộ 2021-2030 để đạt được các Mục tiêu toàn cầu.

 

Ngày 18/05/2021
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.