TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 5  
 
2 7 7 8 8 8 7 9
 
 
Thông tin Y tế
Gia tăng kháng sinh kháng bệnh lậu - Cần phải có thuốc điều trị mới

Dữ liệu từ 77 quốc gia trên thế giới cho thấy, kháng sinh kháng bệnh lậu làm cho bệnh này trở nên khó chữa hơn và có khả năng không điều trị được. (Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, do vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra).

Tiến sĩ Teodora Wi (WHO) cho biết: "Mỗi khi chúng ta sử dụng một loại kháng sinh mới để điều trị bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ tiến hóa để chống lại chúng”.

Báo cáo của WHO cũng chỉ ra, vi khuẩn có sức đề kháng rộng rãi đối với kháng sinh cũ và có giá thành rẻ hơn. Một số quốc gia, đặc biệt là những nước có thu nhập cao, nơi giám sát tốt nhất đã tìm ra một vài trường hợp nhiễm trùng không thể chữa được bởi tất cả các kháng sinh đã biết. Song những trường hợp này có thể chỉ là đầu của tảng băng trôi, vì các hệ thống để chẩn đoán và báo cáo các bệnh nhiễm trùng không thể chữa được đang thiếu ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn - nơi bệnh lậu xảy ra phổ biến hơn.

Mỗi năm có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lậu. Bệnh lậu có thể lây sang bộ phận sinh dục, trực tràng và họng. Các biến chứng của lậu ảnh hưởng đến phụ nữ, bao gồm các bệnh viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung và vô sinh, cũng như gia tăng nguy cơ nhiễm HIV. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp, tốc độ đô thị hoá ngày càng gia tăng, tỷ lệ phát hiện các bệnh nhiễm trùng thấp, bên cạnh đó điều trị nhiễm trùng không đầy đủ/không thành công cũng góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm lậu.

THEO DÕI KHÁNG THUỐC

Chương trình giám sát toàn cầu về sự nhạy cảm của vi khuẩn lậu với kháng sinh (WHO GASP) của WHO đưa ra dữ liệu, từ năm 2009 đến năm 2014 cho thấy khả năng kháng ciprofloxacin phổ biến (97% các quốc gia báo cáo dữ liệu trong giai đoạn đó đã phát hiện thấy những dòng kháng thuốc), tăng kháng thuốc azithromycin (81%) và sự nổi lên của kháng thuốc trong giai đoạn cuối điều trị: cephalosporins phổ rộng (ESCs), cefixime thuốc uống hoặc ceftriaxone dạng tiêm [66%]. Hiện nay, ở hầu hết các nước, ESCs là loại kháng sinh duy nhất còn hiệu quả để điều trị bệnh lậu. Nhưng kháng cefixime - và hiếm hơn khi dùng ceftriaxone - hiện đã được báo cáo ở hơn 50 quốc gia. Do đó, WHO đưa ra các khuyến cáo điều trị toàn cầu cập nhật vào năm 2016 khuyên các bác sĩ đưa 2 thuốc kháng sinh: ceftriaxone và azithromycin.


SỰ PHÁT TRIỂN THUỐC MỚI

Chỉ có 3 loại thuốc mới được dùng trong các giai đoạn phát triển lâm sàng khác nhau: solithromycin, trong đó một thử nghiệm pha III gần đây đã được hoàn thành; Zoliflodacin, đã hoàn thành một thử nghiệm giai đoạn II; Và gepotidacin, cũng đã hoàn thành một thử nghiệm pha II.

Sự phát triển của kháng sinh mới không phải là sự thuận lợi cho các công ty dược phẩm thương mại. Các phương pháp điều trị được thực hiện chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (không giống như thuốc chữa bệnh mãn tính) và chúng trở nên kém hiệu quả khi sự đề kháng phát triển, nghĩa là phải tạo ra thêm thuốc mới. Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển kháng sinh toàn cầu (GARDP), một tổ chức nghiên cứu và phát triển phi lợi nhuận, nhiệm vụ của GARDP là phát triển các biện pháp điều trị kháng sinh mới và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý, để chúng có hiệu quả càng lâu càng tốt, đồng thời đảm bảo tiếp cận cho những người có nhu cầu. Một trong những ưu tiên hàng đầu của GARDP là phát triển các phương pháp điều trị kháng sinh mới cho bệnh lậu.

Tiến sĩ Manica Balasegaram (Giám đốc GARDP) trình bày rằng: "Để giải quyết nhu cầu cấp bách về các phương pháp điều trị mới cho bệnh lậu, chúng ta cần khẩn trương nắm bắt cơ hội với các loại thuốc hiện có và những loạ đang trong quá trình thử nghiệm. Cần đẩy nhanh việc phát triển và giới thiệu ít nhất một trong số các thuốc và sẽ đánh giá sự phát triển có thể có của các phương pháp điều trị phối hợp để sử dụng trong cộng đồng. Bất kỳ phương pháp điều trị mới nào được phát triển đều có thể tiếp cận được với tất cả những người cần - đảm bảo nó được sử dụng hợp lý, để cho sự đề kháng thuốc chậm lại càng nhiều càng tốt”. 

PHÒNG CHỐNG LẬU

Bệnh lậu có thể được ngăn chặn thông qua hành vi tình dục an toàn, đặc biệt là sử dụng bao cao su. Giáo dục và truyền thông có thể thúc đẩy và cho phép thực hiện các hoạt động tình dục an toàn hơn, nâng cao nhận thức của người dân về các triệu chứng của bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, tăng khả năng họ sẽ tự tìm kiếm sự chăm sóc. Ngày nay, nhận thức chưa cao đối với một số bộ phận trong cộng đồng, nhân viên y tế chưa được đào tạo bài bản và kỳ thị đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn là rào cản trong việc sử dụng các biện pháp can thiệp hiệu có quả hơn.

Hiện chưa có xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu với chi phí hợp lý và nhanh chóng. Nhiều người mắc bệnh lậu không có triệu chứng, vì vậy họ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặt khác, khi bệnh nhân có các triệu chứng, như có mủ từ niệu đạo hoặc âm đạo, bác sĩ thường cho rằng đó là bệnh lậu và kê đơn thuốc kháng sinh - mặc dù người ta có thể bị nhiễm trùng khác. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý góp phần làm tăng sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh lậu cũng như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.

Tiến sĩ Marc Sprenger (Giám đốc chương trình Kháng thuốc kháng sinh tại WHO) phát biểu rằng "Để kiểm soát bệnh lậu, chúng ta cần những công cụ và hệ thống mới để phòng ngừa tốt hơn, điều trị, chẩn đoán sớm hơn, theo dõi và báo cáo đầy đủ hơn các ca nhiễm mới, sử dụng kháng sinh, các ca kháng kháng sinh và điều trị thất bại. Cụ thể, chúng ta cần kháng sinh mới, cũng như các xét nghiệm chẩn đoán chính xác, nhanh chóng và những xét nghiệm có thể dự đoán kháng sinh nào sẽ phù hợp với bệnh nhiễm trùng đó. Đặc biệt,  phương án mang tính lâu dài hơn là cần có một loại văcxin để ngăn ngừa bệnh lậu."

 

Ngày 10/07/2017
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.