TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ tư, Ngày 24 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 11  
 
2 7 7 8 0 2 0 9
 
 
Tin tức Tin hoạt động
Hội thảo Tham vấn về cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính giai đoạn 2018-2020

Ngày 17/5/2018, tại Lào Cai, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã tổ chức Hội thảo tham vấn về cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính giai đoạn 2018-2020. Tham dự Hội thảo có  Đại diện lãnh đạo  một số Vụ, Cục, các đơn vị thuộc  Bộ Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế  và  Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Đại diện  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…; Đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các tỉnh/thành phố phí Bắc: Đại diện Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang; Đại diện các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện của hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang.

Tại Hội thảo, Phó Viện trưởng  Viện Chiến lược và Chính sách y tế Vũ Thị Minh Hạnh đã trình bày về  “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam” với các nội dung: Một số khái niệm liên quan; Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta;  Nguyên nhân của mất cân bằng giới tính khi sinh; Hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS); Một số giải pháp khắc phục MCBGTKS.

Phó Viện trưởng Vũ Thị Minh Hạnh trình bày “Tổng quan MCBGTKS  nhìn từ góc độ của cơ quan nghiên cứu” tại Hội thảo.

Theo ThS.Vũ Thị Minh Hạnh, tình trạng MCBGTKS  gây ra những hệ lụy như: Khó khăn trong kết hôn; Nguy cơ lan rộng các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tình trạng di cư ngày một phổ biến; Việc gia tăng tỷ số GTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm  bất bình đẳng giới và tình trạng bạo hành đối với phụ nữ và bé gái; Gia tăng tội phạm xã hội. 

Nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính giai đoạn 2018-2020, ThS.Vũ Thị Minh Hạnh khuyến nghị:  Xuất phát từ nhận thức phải có con trai còn phổ biến và nặng nề trong người dân, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, phê phán mạnh mẽ những hủ tục biểu hiện trọng nam khinh nữ. Thay đổi thông điệp truyền thông một cách phù hợp, các thông điệp truyền thông từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào vấn đề giảm sinh, chưa nói tới hậu quả của MCBGTKS, các quy định cấm lựa chọn giới tính thai nhi cần phải được phổ biến rộng rãi đến người dân. Ngoài ra các vấn đề khác cũng cần được quan tâm và từng bước tạo thành dư luận tích cực như vấn đề con cái lấy họ, vấn đề thờ cúng, vấn đề thừa kế v.v...   Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cần có chính sách hỗ trợ với các gia đình sinh con 1 bề là gái thực hiện đúng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Theo ThS.Vũ Thị Minh Hạnh, chính sách dân số của chúng ta chưa chú trọng đến vấn đề giới, cần có chính sách cho những người thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nhưng chỉ đẻ con gái như giảm học phí, ưu tiên đào tạo nghề và bố trí việc làm, trên thực tế con gái khó kiếm được việc làm hơn con trai. Cần có chính sách hỗ trợ cho những người không có nơi nương tựa khi họ về già. ThS.Vũ Thị Minh Hạnh cũng nhấn mạnh,  cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật. Hiện siêu âm và biết được giới tính thai nhi trước sinh là vấn đề thực tế đang xảy ra và khó có thể ngăn cấm trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, việc biết giới tính thai nhi và loại bỏ thai nhi do giới tính không thích hợp lại là việc khác (cụ thể ở đây là vấn đề loại bỏ thai  nhi gái). Do đó, việc quản lý chặt  và tiến đến nghiêm cấm việc nạo phá thai (trừ trường hợp vì lý do sức khỏe) là một việc nên làm, điều này phù hợp với đạo lý và tâm linh của người Việt Nam và sẽ góp phần làm giảm MCBGTKS (khuyến cáo: mức sinh sẽ cao, nạo phá thai “chui” sẽ phổ biến hơn). Bên cạnh các biện pháp trên, cần đẩy nhanh phát triển kinh tế –xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa và sớm đưa nước ta vượt qua ngưỡng “thu nhập trung bình”, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội vững chắc sẽ là giải pháp cơ bản lâu dài nhằm xóa bỏ triệt để sự bất bình đẳng giới nói chung và mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng.

 

Ngày 24/05/2018
Khoa Dân số và Phát triển  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.