TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 61  
 
2 7 6 0 8 8 7 9
 
 
Tin tức
Hội thảo về kiểm soát mất cân bằng giới tính giai đoạn 2018-2020 khu vực phía Nam

Ngày 25-16/5/2018, tại TP.HCM, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình  phối hợp với Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật của EU cho Y tế (EU-HF) đã tổ chức Hội thảo tham vấn về cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính giai đoạn 2018-2020 khu vực phía Nam. Tham dự Hội thảo có  Đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục, các đơn vị thuộc  Bộ Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế và Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Đại diện các Bộ  ngành đoàn thể Trung ương…; Đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các tỉnh/thành phố phía Nam;  Đại diện Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM; Đại diện các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận/huyện của TP.HCM và tỉnh Hậu Giang. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế Vũ Thị Minh Hạnh đã tham dự và có bài trình bày tại Hội thảo.

 

Th.S Vũ Thị Minh Hạnh  trình bày tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe ThS. Vũ Thị Minh Hạnh đã trình bày “Tổng quan về thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh từ góc nhìn của cơ quan nghiên cứu”. 

Theo ThS.Vũ Thị Minh Hạnh,  nguyên nhân của mất cân bằng giới tính khi sinh (phân tích trên góc độ giới) là do Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo với quan niệm con trai nối dõi tông đường làm cho mong muốn có con trai rất mãnh liệt "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" đã trở thành tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ dẫn đến tâm lý ưa thích con trai nên tìm kiếm các biện pháp khác nhau để tránh sinh ra con gái. Đây là 1 hiện tượng phức tạp, tổng hợp các quan niệm truyền thống kế thừa và tạo thành các giá trị trong xã hội hiện nay. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay còn do sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Việc lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh là công cụ giúp thỏa mãn khao khát có con trai của các cặp vợ chồng. Một nguyên nhân khác là do nước ta đã thực hiện chính sách giảm sinh trong một thời gian dài. Thực hiện qui mô gia đình nhỏ đã tăng áp lực cho việc lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh do mong muốn có con trai nhưng vẫn phải tuân thủ thực hiện chính sách giảm sinh khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh.  Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh đã trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện mong muốn có con trai của các cặp vợ chồng mà vẫn thực hiện đúng chính sách giảm sinh. Chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và các dịch vụ an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện chưa đầy đủ và đồng bộ nên càng thôi thúc hơn tâm lý muốn có con trai để chăm sóc lúc tuổi già. 

Nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính giai đoạn 2018-2020, ThS.Vũ Thị Minh Hạnh khuyến nghị:  Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, phê phán mạnh mẽ những hủ tục biểu hiện trọng nam khinh nữ; thay đổi thông điệp truyền thông một cách phù hợp; có chính sách hỗ trợ với các gia đình sinh con 1 bề là gái thực hiện đúng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; có chính sách hỗ trợ cho những người không có nơi nương tựa khi họ về già; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật. Bên cạnh các biện pháp trên, Việt Nam cần đẩy nhanh phát triển kinh tế –xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa và sớm đưa nước ta vượt qua ngưỡng “thu nhập trung bình”, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội vững chắc sẽ là giải pháp cơ bản lâu dài nhằm xóa bỏ triệt để sự bất bình đẳng giới nói chung và mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe đại diện Tổng cục Thống kê  báo cáo về “Dự báo Tỷ số giới tính khi sinh đến năm 2030”. Các báo cáo viên của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trình bày về “Định hướng kiểm soát mất cân bằng  giới tính khi sinh đến năm 2030”;  “Công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện công tác dân số, mất cân bằng  giới tính khi sinh”. Đại diện Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM trình bày tham luận. Ngoài ra, các đại biểu đã tham gia thảo luận về các nội dung: Định hướng kiểm soát mất cân bằng  giới tính khi sinh đến năm 2030;  Huy động nguồn lực kiểm soát mất cân bằng  giới tính khi sinh… 

 

Ngày 29/05/2018
Khoa Dân số và Phát triển  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.