TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 21  
 
2 7 7 6 2 2 8 0
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí độc hại mỗi ngày

Mỗi ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (1,8 tỷ trẻ em) hít thở không khí bị ô nhiễm, làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến chúng tử vong. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2016, 600.000 trẻ em tử vong do nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính gây ra bởi ô nhiễm không khí.

Báo cáo mới của WHO có tên Ô nhiễm không khí và Sức khỏe trẻ em: Quy định về không khí sạch (Tiếng Anh: Air pollution and Child health: Prescribing clean air) đánh giá thiệt hại nặng nề của tình trạng ô nhiễm không khí cả bên ngoài và bên trong hộ gia đình đối với sức khỏe của trẻ em trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Báo cáo được công bố trước Hội nghị toàn cầu đầu tiên của WHO về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe.

Nó cho thấy rằng khi phụ nữ mang thai phơi nhiễm với không khí ô nhiễm, họ có khả năng sinh con sớm hơn, và trẻ nhỏ, nhẹ cân. Ô nhiễm không khí cũng cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển thần kinh và khả năng nhận thức, có thể gây ra hen suyễn và ung thư ở trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính như các bệnh tim mạch trong cuộc sống tương lai. Không khí ô nhiễm gây nhiễm độc cho hàng triệu trẻ em và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng. 

Một nguyên nhân tại sao trẻ em lại đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí là vì chúng thở nhanh hơn người lớn nên hấp thu nhiều chất gây ô nhiễm hơn. Chúng cũng sinh hoạt gần mặt đất hơn, nơi một số chất ô nhiễm đạt đến nồng độ đỉnh tại thời điểm não và cơ thể của chúng vẫn đang phát triển. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng dễ bị ô nhiễm không khí trong nhà hơn tại những ngôi nhà thường xuyên sử dụng nhiên liệu và công nghệ gây ô nhiễm để đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng.

Tuy nhiên, có nhiều biện pháp để giảm phát thải các chất gây ô nhiễm nguy hiểm, WHO đang hỗ trợ thực hiện các giải pháp chính sách hướng đến sức khỏe như tăng cường chuyển đổi sang các công nghệ và nhiên liệu để đun nấu và sưởi ấm sạch hơn, nhà ở tiết kiệm năng lượng và quy hoạch đô thị. WHO đang chuẩn bị nền tảng cho việc sản xuất năng lượng phát thải thấp, công nghệ công nghiệp sạch và an toàn hơn, quản lý chất thải tốt hơn.

Các phát hiện chính:

- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến phát triển thần kinh, dẫn đến kết quả kiểm tra nhận thức thấp hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển tinh thần và vận động.

- Ô nhiễm không khí làm hỏng chức năng phổi của trẻ em, ngay cả ở ở mức độ phơi nhiễm thấp hơn.

- Trên toàn cầu, 93% trẻ em dưới 15 tuổi phơi nhiễm với mức độ hạt bụi xung quanh (PM2.5) cao hơn các hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO, bao gồm 630 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 1,8 tỷ trẻ em dưới 15 tuổi.

- Ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trên toàn thế giới, 98% trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với mức độ hạt bụi xung quanh (PM2.5) so với các hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO. Trong khi đó, ở các quốc gia thu nhập cao, 52% trẻ em dưới 5 tuổi phơi nhiễm ở mức độ cao hơn so với các hướng dẫn của WHO.

- Hơn 40% dân số thế giới, bao gồm 1 tỷ trẻ em dưới 15 tuổi, phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà ở mức độ cao, chủ yếu là đun nấu bằng công nghệ và nhiên liệu gây ô nhiễm.

- Khoảng 600.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà và môi trường xung quanh trong năm 2016.

- Ô nhiễm không khí trong nhà do đun nấu và ô nhiễm không khí môi trường xung quanh cùng nhau gây ra hơn 50% nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tỉnh ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. 

- Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe trẻ em, chiếm gần 1/10 số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Hội nghị Toàn cầu đầu tiên của WHO về ô nhiễm không khí và sức khỏe được khai mạc ngày 30/10 vừa qua, tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo thế giới, các bộ trưởng y tế, năng lượng và môi trường, lãnh đạo các tổ chức liên chính phủ, các nhà khoa học và những cá nhân, tổ chức khác cam kết hành động chống lại mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng này.

Các hành động được khuyến cáo bao gồm:

- Các hành động của ngành y tế để thông báo, giáo dục, cung cấp nguồn lực cho các chuyên gia y tế và tham gia vào việc hoạch định chính sách liên ngành.

- Thực hiện các chính sách giảm ô nhiễm không khí: Tất cả các quốc gia nên hành động hướng tới đáp ứng các hướng dẫn về chất lượng không khí toàn cầu của WHO để tăng cường sức khỏe và an toàn cho trẻ em. Để đạt được điều này, các chính phủ nên áp dụng các biện pháp như giảm sự phụ thuộc quá mức vào nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu, đầu tư vào cải thiện hiệu quả năng lượng và tạo đều kiện phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Quản lý chất thải tốt hơn có thể giảm lượng chất thải được đốt cháy trong các cộng đồng, do đó làm giảm ô nhiễm không khí cộng đồng. Việc sử dụng độc quyền các công nghệ và nhiên liệu sạch cho các hoạt động đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng trong gia đình có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong nhà và cộng đồng xung quanh.

- Từng bước giảm thiểu sự tiếp xúc của trẻ em với không khí bị ô nhiễm: Các trường học và sân chơi phải nằm cách xa các nguồn ô nhiễm không khí lớn như các đường xá sầm uất, các nhà máy và các nhà máy điện.

 

Ngày 06/11/2018
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.