TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ hai, Ngày 04 Tháng 12 Năm 2023  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 127  
 
2 7 0 3 3 7 9 0
 
 
Các nghiên cứu khoa học Quản lý điều hành
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ HIỆN NAY Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ HIỆN NAY Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

 

Đàm Viết Cương, Khương Anh Tuấn và cộng sự

 

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Năm công bố: 2006

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng quản lý y tế tại tuyến cơ sở hiện nay; Phát hiện các vấn đề chưa phù hợp và đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường hiệu quả quản lý y tế tuyến cơ sở.

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thứ cấp; phương pháp định lượng, định tính tại Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Trà Vinh, Lạng Sơn. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia.

Kết quả nghiên cứu:

- Triển khai Nghị định 172/2004/NĐ-CP: các địa phương không thống nhất về hình thức tổ chức và quy mô triển khai. Thời gian chuẩn bị ngắn (trung bình 8 tháng) trong khi chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết như nhân lực, cơ sở vật chất.

- Công tác quản lý nhà nước về y tế: Phòng y tế huyện chưa có đủ khả năng thực hiện được các nhiệm vụ theo như quy định của Nghị định 172/2004/NĐ-CP và Thông tư liên Bộ số 11/2005/TTLB-BYT-BNV. Chức năng quản lý Nhà nước không được rõ ràng, còn nhiều chồng chéo trong quản lý.Lý do chính là nhân lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (thiếu về số lượng, trình độ quản lý của cán bộ hạn chế ); Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho hoạt động của Phòng y tế; Cơ chế quản lý và phối hợp công tác giữa cách cơ quan y tế tuyến huyện không được quy định rõ ràng và còn chồng chéo.

- Quản lý chuyên môn: Sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe từ Sở Y tế xuống Trạm y tế xã và giữa các đơn vị y tế còn phức tạp, thiếu đồng bộ và có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa ba cơ quan y tế là Phòng Y tế, bệnh viện huyện và Trung tâm Y tế Dự phòng dẫn đến thiếu tập trung các nguồn lực.

- TYTX chịu nhiều gánh nặng và có nguy cơ tan rã (nhân lực, tài chính, chuyên môn, báo cáo số liệu): Không giữ được lực lượng cán bộ chuyên môn làm việc tại cơ sở, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ và y tế thôn bản; Không duy trì được chế độ hoạt động như trước; TYTX chịu sự chỉ đạo, quản lý dưới nhiều đầu mối, không chủ động được các hoạt động chuyên môn (Phòng Y tế, BV huyện, TTYTDP huyện). TYTX phải làm thêm các thủ tục sổ sách, công văn báo cáo cho nhiều đầu mối.

- Các nguồn lực cho công tác CSSK nhân dân trên địa bàn không được quản lý tập trung, triển khai các hoạt động y tế phức tạp và thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn.

Kiến nghị: Cần điều chỉnh lại hệ thống tổ chức y tế tuyến cơ sở, trong đó các cơ sở y tế cần được quản lý theo một đầu mối thống nhất, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan y tế và UBND các cấp; Bổ sung hoặc thay đổi Thông tư số 11/2005/TTLB-BYT-BNV.

Ngày 25/02/2009
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.