TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 86  
 
2 7 6 0 6 9 9 3
 
 
Thông tin Y tế
“NHỮNG NHỊP CẦU SỨC KHOẺ” – MỘT CÁCH NHÌN THỰC TẾ TRONG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHĂM SÓC THEO TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

“NHỮNG NHỊP CẦU SỨC KHOẺ”1 – MỘT CÁCH NHÌN THỰC TẾ TRONG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHĂM SÓC THEO TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

Lựa chọn chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ và các giải pháp khám chữa bệnh cho người bệnh có tiên lượng khác nhau thường được coi là đề tài “tế nhị”, ít khi được bàn bạc một cách “hàn lâm”. Tuy vậy, lựa chọn ưu tiên cho người bệnh có tiên lượng khác nhau lại là công việc thường nhật của người làm công tác điều trị.Trong một hoàn cảnh cụ thể thì việc đưa ra các quyết định chăm sóc sức khoẻ không đơn giản. Một ví dụ: đứng trước mộtbệnh nhân đã chết não, chúng ta sẽ hỗ trợ các chức năng sống để kéo dài sự sống sinh vật trong nhiều năm tại các trung tâm hồi sức có trang bị hiện dại, hay lựa chọn một giải pháp khác ? Các tác giả Lynn J, Straube BM, Bell KM, Jencks S. F và Kambic RT đã đề xuất phân nhóm dân cư theo tình trạng sức khoẻ, xác định mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho từng nhóm và lựa chọn phương pháp chăm sóc sức khoẻ đáp ứng mục tiêu đã được xác định2.

Các tác giả đề xuất 8 nhóm sức khoẻ, từ nhóm đầu tiên là nhóm hoàn toàn khoẻ mạnh (mục tiêu chăm sóc sức khoẻ là duy trì sức khoẻ, với các ưu tiên đạt được tuổi thọ cao, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, chẩn đoán sớm các bệnh). Đáng chú ý nhất là ba nhóm cuối, gồm nhóm 6 (bệnh nặng, tiên lượng tử vong sớm), nhóm 7 (bệnh mạn tính nặng, tái phát nhiều lần) và nhóm 8 (sa sút trí tuệ và suy kiệt, phải điều trị lâu dài). Cả ba nhóm đều không có mục tiêu “chữa khỏi”, mà chỉ hỗ trợ người bệnh trong giai đoạn còn lại của cuộc đời, với các các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Các ưu tiên trong điều trị đối với nhóm 6 (tiên lượng tử vong sớm) là bảo vệ nhân phẩm cho người bệnh, giúp họ lên kế họach giải quyết những việc còn lại trước khi chết và điều trị triệu chứng. Nhóm này nên được chăm sóc tại nhà, với sự hỗ trợ của điều dưỡng viên.

Với nhóm 7, là dự phòng những đợt tái phát, hỗ trợ chức năng sống và giúp lên kế họach cho cuộc sống còn lại. Nơi điều trị thường là tại nhà, giúp đỡ người bệnh cách tự phục vụ, tạo điều kiện tư vấn cho bệnh nhân tại nhà 24 giờ/7 ngày.

Ưu tiên điều trị cho nhóm cuối cùng, với thời gian điều trị kéo dài, được các tác giả đề xuất là tập trung vào việc hỗ trợ và huấn luyện cho người chăm sóc, giúp người bệnh được tránh được các thương tích trên da, hỗ trợ họ trong sinh họat. Các tác giả đề xuất thực hiện việc chăm sóc tại nhà, với các thiết bị y tế giúp cho bệnh nhân an tòan trong di chuyển, với các chương trình huấn luyện cho người giúp việc biết cách chăm sóc người bệnh tại nhà.

Có thể việc lựa chọn giải pháp chăm sóc điều trị cho ba nhóm cuối theo đề xuất trên không dễ được sự đồng thuận chung, nhưng là một gợi ý đáng quan tâm cho những người làm công tác hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe.


1: “The Bridges to Healths”

2: J, Straube BM, Bell KM, Jencks S F, Kambic RT. Using population segmentation to provide better health care for all.The ‘Bridges to Health’ model. Milbank Quarterly 2007;85(2):185–208

Ngày 31/12/2007
Trần Văn Tiến  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.