TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 22  
 
2 7 7 6 5 4 5 5
 
 
Thông tin Y tế
Ngày Sức khỏe Thế giới 2018: Bao phủ sức khỏe toàn dân cho mọi người ở mọi nơi

Ngày 07/4/2018 là Ngày Sức khỏe Thế giới, đồng thời đánh dấu 70 năm thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong suốt 7 thập kỷ qua, WHO đã có những nỗ lực tiên phong nhằm loại bỏ các căn bệnh chết người như đậu mùa, và chống lại các thói quen nguy hại đến sức khỏe như sử dụng thuốc lá. 

Năm nay, Ngày Sức khỏe Thế giới hướng đến một trong những nguyên tắc cơ bản của WHO, đó là “việc thụ hưởng những dịch vụ y tế ở mức tiêu chuẩn đạt được cao nhất là một trong những quyền cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, niềm tin chính trị, điều kiện kinh tế xã hội”. Khẩu hiệu cho Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay là Bao phủ sức khỏe toàn dân cho mọi người ở mọi nơi (Tiếng Anh: Universal Health Coverage: everyone, everywhere).

Sức khỏe tốt là điều quý báu nhất mọi người có thể có. Khi mọi người khỏe mạnh, họ có thể học hỏi, làm việc, hỗ trợ bản thân và gia đình của họ. Khi họ bị bệnh, không có gì khác quan trọng hơn sức khỏe, gia đình và cộng đồng trở nên tụt hậu. Đó là vì sao WHO cam kết đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, hướng tới đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững, đảm bảo cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

70 năm tiến bộ

Trên toàn cầu, tuổi thọ đã tăng lên 25 năm kể từ khi WHO được thành lập. Một số lợi ích sức khỏe lớn nhất được ghi nhận ở trẻ em dưới 5 tuổi, đó là năm 2016 có ít hơn 6 triệu trẻ em tử vong trước sinh nhật lần thứ 5 so với năm 1990. Bệnh đậu mùa đã bị đánh bại và bại liệt đang dần được loại trừ. Nhiều quốc gia đã thành công trong việc thanh toán bệnh sởi, sốt rét và làm suy yếu các bệnh nhiệt đới như giun chỉ và phù chân voi, cũng như lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con.

Các khuyến cáo mới của WHO về điều trị sớm hơn, đơn giản hơn, kết hợp các nỗ lực nhằm tạo điều kiện tiếp cận với các loại thuốc generic rẻ hơn đã giúp 21 triệu người điều trị HIV. Tình trạng của hơn 300 triệu người mắc viêm gan siêu vi B và C đã thu hút sự chú ý của toàn cầu. Các mối quan hệ đối tác sáng tạo đã sản xuất ra các loại vắc xin hiệu quả, phòng chống viêm màng não và Ebola, cũng như vắc xin sốt rét đầu tiên trên thế giới. 

Ban hành các tài liệu tham khảo quốc tế

Ngay từ đầu, WHO đã tập hợp các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới để đưa ra các khuyến cáo và các tài liệu tham khảo quốc tế. Các sản phẩm này bao gồm từ Hệ thống Phân loại bệnh tật quốc tế ICD, hiện đang được sử dụng ở 100 quốc gia như một tiêu chuẩn chung cho việc báo cáo các bệnh và xác định các xu hướng sức khỏe, tới Danh mục Thuốc thiết yếu của WHO, là một hướng dẫn cho các quốc gia về các loại thuốc thiết yếu cần thiết cho hệ thống y tế quốc gia, và sắp tới dự kiến xuất bản Danh mục Chẩn đoán thiết yếu đầu tiên trên thế giới.

Tạo sự khác biệt dựa trên nền tảng

Trong nhiều thập niên qua, WHO đã làm việc cùng với chính phủ và các chuyên gia y tế dựa trên nguyên tắc thống nhất. Trong những năm đầu, sự tập trung mạnh mẽ hướng đến chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh đậu mùa, bại liệt và bạch hầu. Chương trình Tiêm chủng mở rộng được WHO thiết lập vào đầu những năm 1970, với sự trợ giúp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), GAVI, Liên minh Vắc xin và các tổ chức khác, đã cung cấp vắc xin cứu sống cho hàng triệu trẻ em. Theo ước tính của WHO, việc tiêm chủng giảm được 2 – 3 triệu ca tử vong mỗi năm.

Đáp ứng với những thách thức mới

Trong những thập kỷ gần đây, trên thế giới đã chứng kiến sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Các bệnh này chiếm đến 70% tổng số ca tử vong. Vì vậy, WHO đã chuyển trọng tâm, cùng với các cơ quan y tế trên thế giới thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh, luyện tập thể chất và kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

WHO đã vận hành các chiến dịch y tế toàn cầu về dự phòng bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và trầm cảm. WHO cũng đã đàm phán và ban hành Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá, một công cụ uy lực để giảm bớt bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra.

Sử dụng dữ liệu hướng đến các nỗ lực của tổ chức

Theo dõi tiến độ trong tất cả các lĩnh vực này đòi hỏi một hệ thống giám sát mạnh mẽ. Dữ liệu thu thập được từ tất cả các quốc gia trên thế giới được lưu trữ và chia sẻ thông qua Trung tâm Quan sát Y tế Toàn cầu của WHO. Công cụ hữu ích này giúp các quốc gia có thể có được một bức tranh rõ nét về người mắc bệnh, nguồn bệnh, ở đâu, để có thể hướng các nỗ lực hỗ trợ đến những nơi cần thiết nhất.

Duy trì hệ thống cảnh báo liên tục

Hàng năm, WHO nghiên cứu các xu hướng cúm, để tìm ra những gì cần phải làm trong các đợt vắc xin tiếp theo. Nó cũng duy trì hệ thống cảnh báo liên tục trước nguy cơ xảy ra đại dịch cúm. Một trăm năm sau đại dịch cúm năm 1918, WHO đã xác định rằng thế giới sẽ không gặp phải những mối đe dọa như vậy đối với an ninh y tế toàn cầu.

Một cam kết mới để ngăn chặn các vụ dịch lây lan trở thành đại dịch, và để đáp ứng tốt hơn và nhanh hơn đối với các trường hợp cứu trợ nhân đạo khẩn cấp, đã thúc đẩy việc tạo ra một chương trình đáp ứng y tế khẩn cấp mới, hoạt động trên cả 3 cấp độ của WHO. WHO cũng đang đáp ứng với các vụ dịch lây lan và cứu trợ nhân đạo khủng hoảng tại hơn 40 quốc gia.

Trong tháng tới, tại Hội nghị Y tế Thế giới, WHO sẽ đề xuất một chương trình nghị sự đổi mới dựa trên những bài học và kinh nghiệm đạt được trong 70 năm qua. Nó sẽ tập trung vào việc hướng đến bao phủ sức khỏe toàn dân cho hơn 1 tỷ người; bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi các trường hợp y tế khẩn cấp và cho phép hơn 1 tỷ người được thụ hưởng dịch vụ y tế và an sinh xã hội tốt hơn vào năm 2023, một nửa thời điểm đến thời hạn của Chương trình Phát triển Bền vững 2030.

 

Ngày 06/04/2018
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.