TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 219  
 
2 7 5 9 2 6 8 8
 
 
Các nghiên cứu khoa học Tài chính y tế
Nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HUY ĐỘNG XÃ HỘI THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA Y TẾ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG VÀ

 

HIỆU QUẢ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

Đề tài cấp Nhà nước

 

Nghiệm thu năm 2003 tại Hội đồng Bộ Khoa học-Công nghệ

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế xã hội, ngành Y tế đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

 

Từ sau thời kỳ "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi:nhiều cơ sở điều trị thiếu kinh phí, quy định thu một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng chăm sóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tư nhân... Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân đã được ban hành năm 1993. Nhà nước cũng đã đưa ra các quy định về miễn giảm phí cho các đối tượng chính sách: người nghèo, người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng... Ngày 21/8/1997 Chính phủ đã có Nghị quyết 90/CP về phương hướng, chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục và y tế; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thể thao. Ngày 22 tháng 1 năm 2002, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Trong đó chỉ thị có nêu rõ trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc huy động xã hội tham gia xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

 

Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp CSBVSKND trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất định. Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng đầu.

 

Tuy nhiên, hoạt động của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được như mong muốn. Nhu cầu và yêu cầu của người dân chưa được đáp ứng, đặc biệt đối với người nghèo và người dân ở các vùng sâu và vùng xa. Sự phân hoá giầu nghèo nhanh chóng đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo. Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết bị,có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ bản chất và nội dung của xã hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vẫn còn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu XHHYT đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân dân thông qua các chính sách về thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế. Không ít nơi hiểu xã hội hoá thu tiền sử dụng máy móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị ("máy xã hội hoá"), thu tiền giường bệnh ("giường bệnh xã hội hoá"), là tư nhân hoá các dịch vụ y tế...

 

Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội cho y tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết.

 

 

MỤC TIÊU

 

Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ nhân dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt nam, nhằm huy động xã hội thực hiện xã hội hoá y tế, đảm bảo công bằng và hiệu quả trong CSSK.

 

Mục tiêu cụ thể :

 

1. Đánh giá được thực trạng về huy động xã hội trong CSSK sau 10 năm đổi mới, từ đó đề xuất mô hình huy động xã hội cho công bằng và hiệu quả, trong đó:

 

a.Làm rõ khái niệm xã hội hoá trong chăm sóc sức khoẻ;

 

b.Đánh giá sự tham gia của các ban ngành (hoạt động liên ngành), đoàn thể, của cộng đồng, gia đình và cá nhân trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân để đề xuất phương thức hoạt động liên ngành và cộng đồng tham gia;

 

c.Đánh giá được nguồn huy động xã hội đáp ứng cung cầu và nhu cầu y tế theo các chỉ tiêu công bằng và hiệu quả, phân tích được sức đẩy và thất bại thị trường trong CSSK;

 

d.Đánh giá được nguồn kinh phí trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh và phòng bệnh, tỷ lệ giữa phần bao cấp và thu phí ở các môi trường kinh tế xã hội khác nhau;

 

e.Đánh giá được các loại hình cung ứng tài chính, tổ chức và cơ chế CSSK trong 10 năm qua, nghiên cứu và đề xuất mô hình phù hợp.

 

2. Ứng dụng trên thực tế mô hình huy động xã hội đã đề xuất.

 

3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình thí điểm theo đặc thù của từng địa phương, dựa trên các chỉ số công bằng và hiệu quả.

 

Đề tài được tiến hành theo 3 giai đoạn:

 

Giai đoạn 1:

 

-Nghiên cứu định nghĩa và quan niệm về xã hội hoá, công bằng, hiệu quả trong CSSK nhân dân trên thế giới và ở Việt Nam.

 

-Nghiên cứu thực trạng huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế

 

Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình can thiệp tại các đại phương được nghiên cứu.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu đánh giá sau can thiệp

Ngày 25/07/2006
 
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.