TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 19  
 
2 7 7 9 0 3 9 4
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Hội nghị khí hậu toàn cầu của Liên hiệp quốc khai mạc tại Ai Cập (COP27)

Trước thềm các cuộc hội đàm quan trọng về khí hậu tại COP27, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một lời cảnh báo nghiệt ngã rằng cuộc khủng hoảng khí hậu đang tiếp tục khiến con người mắc bệnh, dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng và nhấn mạnh sức khỏe phải là trọng tâm của những cuộc đàm phán này.

WHO tin rằng hội nghị phải được kết thúc với sự thúc đẩy về bốn mục tiêu chính là giảm thiểu, thích ứng, tài chính và hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

COP27 sẽ là một cơ hội quan trọng để thế giới xích lại gần nhau và tái cam kết giữ mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C của Hiệp định Paris.

Chúng tôi hoan nghênh các nhà báo và thành viên của COP27 tham gia WHO tại một loạt các sự kiện cấp cao và dành chút thời gian không gian sức khỏe sáng tạo. Trọng tâm của các cuộc thảo luận sẽ là mối đe dọa sức khỏe từ cuộc khủng hoảng khí hậu và những lợi ích to lớn về sức khỏe sẽ đến từ những hành động tích cực hơn trước những cuộc khủng hoảng ấy. Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sẽ tiếp tục như vậy với tốc độ chóng mặt trừ khi có hành động khẩn cấp được tiến hành.

Theo bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus :“Biến đổi khí hậu đang khiến hàng triệu người mắc bệnh hoặc dễ bị tổn thương hơn bởi bệnh tật trên toàn thế giới và sự tàn phá ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng không tương xứng đến các cộng đồng nghèo khó và chịu thiệt thòi”. Tổng giám đốc WHO cho rằng: "Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo và những người ra quyết định tại COP27 cần sự thống nhất để đặt sức khỏe vào trung tâm của các cuộc đàm phán."

Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào sức khỏe của các hệ sinh thái xung quanh và những hệ sinh thái này hiện đang bị đe dọa đến từ nạn phá rừng, nông nghiệp và những thay đổi khác trong sử dụng đất và phát triển đô thị nhanh chóng. Sự xâm lấn ngày càng sâu vào môi trường sống của động vật đang làm tăng nguy cơ cho các loại vi rút có hại thực hiện quá trình đổi vật chủ từ động vật sang con người. Từ năm 2030 đến năm 2050, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ gây ra thêm khoảng 250 000 ca tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng vì nhiệt độ cao.

Chi phí thiệt hại trực tiếp cho sức khỏe (không bao gồm chi phí trong các lĩnh vực xác định sức khỏe như nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh), được ước tính sẽ nằm trong khoảng 2 - 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào năm 2030.

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như các đợt nắng nóng và hạn hán dữ dội, những cơn lũ lụt tàn khốc, những cơn bão và bão nhiệt đới ngày càng mạnh. Sự kết hợp của các yếu tố này đồng nghĩa tác động đến sức khỏe con người ngày càng nhiều và có khả năng tăng tốc nhanh chóng.

Nhưng hi vọng vẫn còn đó, cụ thể nếu các chính phủ hành động ngay tức khắc để tôn trọng các cam kết được đưa ra tại Glasgow vào tháng 11 năm 2021 và tiến xa hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. 

WHO đang kêu gọi các chính phủ tiên phong trong một giai đoạn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang năng lượng sạch trong tương lai một cách công bằng và nhanh chóng. Cũng đã có những tiến bộ đáng khích lệ về các cam kết giảm thiểu cacbon và WHO đang kêu gọi thành lập một hiệp ước không phổ biến nhiên liệu hóa thạch trong đó loại bỏ dần than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác có hại cho bầu khí quyển một cách công tâm và công bằng. Điều này sẽ thể hiện là một trong những đóng góp quan trọng nhất trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Cải thiện sức khỏe con người là việc mà mọi người dân đều có thể đóng góp, cho dù thông qua việc thúc đẩy nhiều không gian xanh đô thị hơn, tạo điều kiện giảm thiểu và thích ứng với khí hậu trong khi giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Sự đóng góp và tham gia của cộng đồng về biến đổi khí hậu là điều cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi và tăng cường đảm bảo hệ thống lương thực và y tế, điều này đặc biệt quan trọng đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS), những đối tượng đang phải chịu gánh nặng của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

31 triệu người ở vùng “Sừng châu Phi” đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng và 11 triệu trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính khi khu vực này phải đối mặt với một trong những đợt hạn hán kinhh hoàng nhất trong những thập kỷ gần đây. Biến đổi khí hậu đã tác động đến an ninh lương thực và nếu xu hướng tiếp tục, tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Lũ lụt ở Pakistan là kết quả của biến đổi khí hậu và đã tàn phá nghiêm trọng những khoảng đất rộng lớn của quốc gia này. Ảnh hưởng sẽ được dự đoán trong nhiều năm tới. Hơn 33 triệu người đã phải chịu tác động và gần 1500 trung tâm y tế bị hư hại.

Kể cả các cộng đồng và khu vực ít quen thuộc với thời tiết khắc nghiệt cũng phải gia tăng khả năng phục hồi, như chúng ta đã thấy với lũ lụt và sóng nhiệt gần đây tại trung tâm châu Âu. WHO khuyến khích mọi người làm việc với các nhà lãnh đạo địa phương về những vấn đề này và hành động trong cộng đồng của họ.

Chính sách về khí hậu phải đặt sức khỏe làm trung tâm và đồng thời thúc đẩy các chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu mang lại lợi ích sức khỏe. Chính sách khí hậu tập trung vào sức khỏe sẽ giúp mang lại một hành tinh có không khí sạch hơn, nguồn nước và thực phẩm phong phú và đảm bảo hơn, hệ thống bảo trợ xã hội và sức khỏe hiệu quả và công bằng hơn, kết quả là con người khỏe mạnh hơn.

Nếu ta đầu tư vào năng lượng sạch, ta sẽ nhận lại được những lợi ích về sức khỏe, như nhận lại gấp đôi khoản đầu tư đó vậy. Có những biện pháp can thiệp đã được chứng minh có thể làm giảm lượng khí thải của các chất ô nhiễm khí hậu tồn tại trong thời gian ngắn, ví dụ như áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn về khí thải xe cộ, đã được tính toán có thể cứu sống khoảng 2,4 triệu người mỗi năm, thông qua chất lượng không khí được cải thiện và suy giảm sự nóng lên toàn cầu khoảng 0,5 °C vào năm 2050. Chi phí cho các nguồn năng lượng tái tạo đã giảm đáng kể trong vài năm qua và năng lượng mặt trời hiện rẻ hơn than hoặc khí đốt ở hầu hết các nền kinh tế lớn.

 

 

 

Ngày 15/11/2022
Tổ chức Y tế Thế giới  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.