TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 186  
 
2 7 6 0 0 2 7 3
 
 
Các nghiên cứu khoa học Nhân lực y tế
Tác dụng của biện pháp đa can thiệp đối với kiến thức và thực hành của nhân viên bán thuốc tạ nhà thuốc tư nhân tại Hà Nội

TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP ĐA CAN THIỆP ĐỐI VỚI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN BÁN THUỐC TẠI CÁC NHÀ THUỐC TƯ

TẠI HÀ NỘI

                                                                       

                                                                        Nguyễn Thị Kim Chúc

            Luận văn tiến sĩ y tế công cộng

            Viện Karolinska, Thuỵ Điển, 2002

 

            Mục tiêu nghiên cúu: Đánh giá tác dụng của biện pháp đa can thiệp đối với kiến thức và thực hành của nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc tư ở Hà Nội.

            Phương pháp nghiên cứu: 68 nhà thuốc tư đã được chọn để nghiên cứu. 4 tình huống được lựa chọn để đo lường kiến thức và thực hành của nhân viên bán thuốc là: Xử lý bệnh nhân nam mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD); trẻ em dưới 5 tuổi bị NKHHCT; khách hàng mua prednisolon không đơn và khách hàng mua cephalexin không đơnvới liều thấp. 3 biện pháp can thiệp được thực hiện là thúc đẩy việc thực hiện quy chế, cung cấp kiến thức và giáo dục đồng nghiệp. Kiến thức của nhân viên bán hàng được đo lường bằng phương pháp đóng vai khách hàng.

            Kết quả nghiên cứu: Kiến thức và thực hành của nhân viên bán thuốc đều được nâng cao. Đối với bệnh LQĐTD, số người được phỏng vấn trả lời là sẽ khuyên bệnh nhân dùng bao cao su tăng lên, số lượt khách hàng được khuyên đi khám bệnh và số trường hợp được điều trị đúng tăng lên. Đối với NKHHCT, số người được phỏng vấn trả lời là sẽ hỏi về triệu chứng sốt tăng lên và số người nói sẽ bán kháng sinh giảm đi. Trên thực tế, số trường hợp bán kháng sinh cho bệnh nhân NKHHCT giảm và số lần hỏi về tình trạng thở của bệnh nhân tăng lên. Đối với tình huống khách hàng yêu cầu bán prednisolon và cefalexin không có đơn, số người trả lời là sẽ không bán vài viên cefalexin tăng lên và thực tế các nhân viên bán thuốc cũng giảm việc bán 2 loại thuốc này đồng thời số lần hỏi về đơn thuốc lại tăng lên.

            Kết luận: Kiến thức và thực hành của nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc tư ở Hà Nội được nâng cao sau khi tiến hành các biện pháp đa can thiệp. Cần được nhân rộng mô hình này đối với các nhà thuốc tư khác trong phạm vi toàn quốc. 

Ngày 25/07/2006
 
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.