TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 27  
 
2 7 7 5 7 5 0 5
 
 
Thông tin Y tế
Tăng cường đầu tư để đạt được mục tiêu về nhà vệ sinh cho tất cả mọi người

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hướng dẫn toàn cầu đầu tiên về vệ sinh và sức khỏe, cảnh báo thế giới sẽ không thể đạt được mục tiêu bao phủ công trình vệ sinh ở mức toàn cầu, khi mà mọi người vẫn sử dụng các nhà vệ sinh không đảm bảo vào năm 2030, trừ khi các quốc gia thực hiện thay đổi chính sách toàn diện và đầu tư nguồn lực nhiều hơn.

Bằng cách áp dụng các hướng dẫn mới của WHO, các quốc gia có thể giảm đáng kể tới 829.000 ca tử vong do tiêu chảy hàng năm vì nguyên nhân nước, công trình vệ sinh và vệ sinh không an toàn. Đối với mỗi 1 đô la Mỹ đầu tư vào vệ sinh, WHO ước tính lợi nhuận mang lại gấp gần 6 lần, do chi phí y tế thấp hơn, tăng năng suất lao động và giảm tử vong sớm.

Trên thế giới, 2,3 tỷ người thiếu các vệ sinh cơ bản (gần một nửa buộc phải đi vệ sinh ngoài tự nhiên). Họ nằm trong số 4,5 tỷ người không tiếp cận được với các dịch vụ vệ sinh được quản lý một cách an toàn, hay nói cách khác là nhà tiêu có hệ thống cống, hố, bể tự hoại xử lý chất thải của con người.

Nếu không có sự tiếp cận phù hợp, hàng triệu người trên thế gới có thể bị tước đoạt phẩm giá, sự an toàn và tiện lợi khi sử dụng dịch vụ vệ sinh. Công trình vệ sinh là nền tảng cơ bản của sức khỏe con người và sự phát triển, củng cố sứ mệnh của hệ thống y tế trên toàn thế giới.

WHO đã phát triển các hướng dẫn mới về vệ sinh và sức khỏe, vì các chương trình vệ sinh hiện tại không đạt được những lợi ích về sức khỏe dự kiến và thiếu các hướng dẫn về vệ sinh của các cấp có thẩm quyền. Điều này dẫn đến hàng tỷ người không tiếp cận được các dịch vụ vệ sinh cơ bản nhất. Sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt có liên quan đến nước bẩn và nước thải không được xử lý đầy đủ. Vệ sinh kém cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lây truyền các bệnh nhiệt đới bị lãng quên như giun đường ruột, sán máng và đau mắt hột, góp phần vào suy dinh dưỡng.

Hướng dẫn đưa ra 04 khuyến nghị chính:

- Các biện pháp can thiệp vệ sinh phải đảm bảo toàn bộ cộng đồng có thể tiếp cận công trình vệ sinh chứa chất thải an toàn.

- Hệ thống vệ sinh đầy đủ phải trải qua các đánh giá rủi ro sức khỏe địa phương để bảo vệ các cá nhân và cộng đồng khỏi bị phơi nhiễm với chất thải, từ nhà vệ sinh không an toàn, rỏ rỉ bể chứa hay xử lý không đầy đủ.

- Công trình vệ sinh cần được tích hợp vào việc quy hoạch và cung cấp dịch vụ do chính quyền địa phương hướng dẫn, để tránh chi phí cao liên quan đến việc cải thiện công trình vệ sinh và đảm bảo tính bền vững.

- Ngành y tế nên đầu tư nhiều hơn và đóng vai trò điều phối trong kế hoạch vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Một số quốc gia đã triển khai thực hiện một số hoạt động quan trọng. Ấn Độ đã triển khai Nhiệm vụ Swachh Bharat (Chương trình Ấn Độ sạch) phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực để đảm bảo nhanh chóng đạt được các vệ sinh cơ bản và cải thiện cuộc sống của hàng triệu người. Senegal đi đầu tại châu Phi trong việc công nhận vai trò của hố xí và hố tự hoại trong việc bảo đảm dịch vụ cho tất cả mọi người. Chính phủ đang cung cấp các giải pháp sáng tạo cùng với khu vực tư nhân đảm bảo hố xí và bể tự hoại được cung cấp đảm bảo chất lượng, phù hợp và sạch sẽ cho cộng đồng.

Việc triển khai thực hiện Hướng dẫn về Vệ sinh và Sức khỏe của WHO sẽ là chìa khóa đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Tại 90 quốc gia, tiến độ hướng tới vệ sinh cơ bản quá chậm, có nghĩa là sẽ không đạt được phạm vi bao phủ vào năm 2030.

Mục tiêu Phát triển Bền vững 6 là Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và công trình vệ sinh cho tất cả mọi người. Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), giám sát tiến độ về các mục tiêu 6.1 và 6.2. Nước sạch, công trình vệ sinh và vệ sinh cũng rất cần thiết cho Mục tiêu Phát triển Bền vững 3 Đảm bảo cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo đó, các quốc gia đang nỗ lực để chấm dứt các dịch bệnh chính, kể cả các bệnh do nước gây ra. Mục tiêu Phát triển Bền vững 3.9, các quốc gia đang làm việc để giảm đáng kể số người bệnh tật và tử vong do hóa chất độc hại và ô nhiễm không khí, nước và đất đến năm 2030. Ngoài ra, nước sạch, công trình vệ sinh và vệ sinh là cần thiết để giảm tử vong mẹ và chấm dứt tử vong có thể dự phòng của trẻ sơ sinh và trẻ em theo Mục tiêu Phát triển Bền vững 3.1 và 3.2.

 

Ngày 09/10/2018
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.