TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 42  
 
2 7 7 8 9 3 7 4
 
 
Thông tin Y tế
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên công bố dữ liệu toàn cầu về thị trường vắc xin kể từ COVID-19

Báo cáo về Thị trường Vắc xin Toàn cầu năm 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố hôm nay cho thấy việc thiếu công bằng trong phân phối vắc xin COVID-19 không phải vấn đề duy nhất, các quốc gia nghèo thường xuyên gặp khó khăn trong việc tiếp cận các loại vắc xin so với các quốc gia giàu có.

Nguồn cung vắc xin hạn chế và phân phối không đồng đều đã gây ra sự chênh lệch toàn cầu. Vắc-xin HPV (human papillomavirus) chống ung thư cổ tử cung chỉ mới được áp dụng ở 41% các quốc gia có thu nhập thấp (so với 83% các nước thu nhập cao), mặc dù họ thuộc phần lớn chịu tác động của căn bệnh này.

Khả năng chi trả cũng là một trở ngại cho việc tiếp cận vắc xin. Trong khi giá cả có xu hướng được phân cấp theo thu nhập, chênh lệch giá cả khiến các quốc gia có thu nhập trung bình phải trả cho vắc xin nhiều bằng hoặc thậm chí hơn so với các quốc gia giàu có.

Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Quyền về sức khỏe bao gồm quyền được tiêm vắc-xin”. Tổng giám đốc WHO cho biết. Báo cáo mới này cho thấy động lực thị trường tự do đang tước đi quyền lợi của những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. WHO đang kêu gọi những thay đổi khẩn thiết đối với thị trường vắc xin toàn cầu để cứu sống, ngăn ngừa bệnh dịch và chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai".

Khoảng 16 tỷ liều vắc xin, trị giá 141 tỷ USD, đã được sản xuất vào năm 2021, gần gấp ba lần khối lượng thị trường năm 2019 (5,8 tỷ liều) và gần gấp 3,5 lần giá trị thị trường năm 2019 (38 tỷ USD). Sự gia tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi vắc xin COVID-19, cho thấy tiềm năng mở rộng đáng kinh ngạc trong cách sản xuất vắc xin nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe.

Mặc dù năng lực sản suất vac xin trên toàn thế giới đã tăng lên, nhưng vẫn chỉ tập trung ở một số nhà sản xuất. Chỉ riêng mười nhà sản xuất đã cung cấp lên đến 70% liều vắc xin (không bao gồm COVID-19). Một số trong top 20 loại vắc xin được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay (như PCV, HPV, bệnh sởi và rubella có chứa vắc-xin) chỉ chủ yếu dựa vào hai nhà cung cấp.

Các cơ sở sản xuất tập trung có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt cũng như mất an ninh nguồn cung trong khu vực. Vào năm 2021, Châu Phi và Đông Địa Trung Hải phải phụ thuộc vào các nhà sản xuất có trụ sở chính ở nơi khác cho 90% số vắc xin mà họ mua. Độc quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ hạn chế càng làm trở ngại khả năng xây dựng và sử dụng năng lực sản xuất tại địa phương.

Chất lượng của thị trường cũng là vấn đề đáng quan ngại đối với nguồn cung một số loại vắc-xin cho các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như chống lại bệnh tả, thương hàn, đậu mùa/ đậu mùa khỉ, Ebola, bệnh não mô cầu, những bệnh có nguy cơ bùng phát cao và  ít được dự đoán. Việc tiếp tục hạn chế đầu tư vào các loại vắc xin này có thể gây hại đến đời sống của người dân.

Báo cáo nêu bật các cơ hội để phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin một cách hợp lí  qua chương trình sức khỏe cộng đồng, hướng tới việc đạt được các mục tiêu của Chương trình tiêm chủng 2030 (IA2030) và cung cấp thông tin cho nỗ lực phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

COVID-19 chứng minh rằng vắc-xin có thể được phát triển và phân phối với tốc độ chóng mặt, với một quá trình kéo dài trung bình mười năm nhưng không bao giờ dưới bốn năm, nén xuống còn 11 tháng. Đại dịch cũng cho thấy nhu cầu vắc xin dài hạn để công nhận rằng đây là một hàng hóa thiết yếu và tiết kiệm chi phí hơn là một mặt hàng cơ bản.

Để thúc đẩy hành động đầy tham vọng nhằm cung cấp khả năng tiếp cận một cách công bằng tới vắc xin, báo cáo kêu gọi các chính phủ hành động: kế hoạch tiêm chủng rõ ràng, đầu tư tích cực và giám sát chặt chẽ hơn việc phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin; trung tâm nghiên cứu và sản xuất tại địa phương; và các quy tắc thống nhất trước về sự hợp tác của chính phủ tại thời điểm khó khăn trong các vấn đề như phân phối vắc xin, sở hữu trí tuệ và lưu thông đầu vào hàng hóa.

Các hành động được khuyến nghị cho ngành y tế bao gồm: tập trung nỗ lực nghiên cứu những mầm bệnh ưu tiên của WHO, đảm bảo tính minh bạch, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và cam kết thực hiện các biện pháp phân bổ theo định hướng vốn chủ sở hữu cụ thể. Các tổ chức và đối tác quốc tế nên ưu tiên các mục tiêu của Chương trình tiêm chủng 2030, hỗ trợ các sáng kiến do quốc gia định hướng và thúc đẩy việc áp dụng các nghị quyết về tính minh bạch thị trường.



 

 

 

 

Ngày 18/11/2022
Tổ chức Y tế Thế giới  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.