TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 44  
 
2 7 7 9 2 2 3 6
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Trẻ sơ sinh tử vong giảm nhưng cao hơn số trẻ chết trên toàn cầu


Tổ chức Y tế thế giới và Bảo trợ trẻ em đưa ra ước tính toàn diện nhất cho tử vong trẻ sơ sinh và kêu gọi hành động nhiều hơn để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Giảm tử vong trẻ sơ sinh trên toàn thế giới nhưng tiến độ còn quá chậm và đặc biệt là ở châu Phi đã ngày càng bị bỏ lại. Đây là những kết quả của một nghiên cứu mới được công bố gần đây  trên tạp chí y tế y học ngày nay PloS. Các nhà nghiên cứu trong Tổ chức y tế thế giới, Bảo trợ trẻ em và Trường Y sinh học và Nhiệt đới London đã dẫn dắt 193 quốc gia thành viên với một nghiên cứu tổng thể trong vòng 20 năm. Các ước tính hầu hết dựa trên dữ liệu và tư vấn tổng quan của các nước thành viên. Nghiên cứu cho thấy những xu hướng cụ thể và dự đoán tiềm ẩn trong tương lai.

Tử vong sơ sinh giảm từ 4,6 triệu năm 1990 xuống 3,3 triệu trong năm 2009, nhưng giảm nhanh hơn kể từ năm 2000. Khi Liên Hiệp Quốc Mục thiết lập Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs): Đầu tư chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em trong thập kỷ qua đã góp phần vào tiến bộ nhanh chóng cho sự sống của bà mẹ (2,3%/ năm) và trẻ em dưới năm tuổi ( 2,1%/ năm) nhiều hơn ở trẻ sơ sinh (1,7% mỗi năm).

Theo số liệu mới đây, tử vong sơ sinh là trường hợp tử vong trong bốn tuần đầu tiên (thời kỳ sơ sinh), theo tính toán hiện nay 41% tất cả các trẻ tử vong trước khi năm tuổi. Năm 1990 là 37% và có khả năng tăng nhanh hơn nữa. Tuần đầu tiên là tuần rủi ro nhất cho trẻ sơ sinh, và nhiều nước đang chỉ mới bắt đầu chương trình chăm sóc sau khi sinh để tiếp cận các bà mẹ và trẻ sơ sinh tại thời điểm quan trọng này.

Nguyên nhân tử vong ở trẻ từ 0-28 tuần: sinh non, ngạt, nhiễm trùng nghiêm trọng:
    
Có ¾ nguyên nhân tử vong sơ sinh trên thế giới: sinh non (29%), ngạt (23%) và nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết và viêm phổi (25%). Can thiệp hiện tại có thể ngăn chặn hai phần ba các ca tử vong hoặc nhiều hơn nếu họ tiếp cận được với những người có nhu cầu.

Tiến sĩ Flavia Bustreo – Trợ lý giám đốc WHO về Sức khỏe gia đình, bà mẹ và trẻ em cho biết "Sự sống của trẻ sơ sinh bị gạt sang một bên bất chấp các tài liệu hữu ích và hiệu quả các giải pháp chi phí nhằm ngăn chặn những trường hợp tử vong này. Với bốn năm để đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, cần nhiều hơn sự chú ý và hành động cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng."

Nơi trẻ sinh ra ảnh hưởng đáng kể tới sự sống còn của trẻ:
Gần 99% trường hợp tử vong sơ sinh xảy ra ở các nước đang phát triển.  Nghiên cứu mới cho thấy một phần là do dân số của họ quá lớn, hơn một nửa các ca tử vong xảy ra ở Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Với việc giảm 1% mỗi năm, khu vực Châu phi được nhận thấy là có những tiến bộ chậm nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Trong số 15 quốc gia với hơn 39 ca tử vong ở trẻ sơ sinh trên 1000 ca sống, trong đó có 12 nước là từ khu vực châu Phi, WHO (Angola, Burundi, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Mozambique, và Sierra Leone) cộng với Afghanistan, Pakistan và Somalia. Với sự tiến bộ hiện tại của mình sẽ đẩy lục địa châu Phi mất hơn 150 năm để đạt được mức sống trẻ sơ sinh như ở Mỹ hoặc Anh.

Tiến sĩ Joy đồng tác giả cho hay "Nghiên cứu này cho thấy trong điều kiện khắc nghiệt ở nơi mà bọn trẻ được sinh ra ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội sống sót của chúng, và đặc biệt là ở Châu Phi có quá nhiều bà mẹ đau lòng vì mất con. Hàng triệu trẻ em sẽ không tử vong khi được chứng minh và có những can thiệp hiệu quả về chi phí để ngăn chặn những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh."

Ngày 12/09/2011
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.