TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 37  
 
2 7 7 6 5 5 3 0
 
 
Thông tin Y tế
Tuần lễ tiêm chủng thế giới

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng đối với việc chung tay cứu sống thế giới, và khuyến khích các gia đình tiêm phòng cho con em họ nhằm chống lại các bệnh gây tử vong. Tổ chức y tế thế giới thống nhất với các quốc gia trên toàn cầu, chiến lược tiêm phòng, giáo dục cộng đồng, chia sẻ thông tin diễn ra trong tuần lễ tiêm chủng thế giới từ ngày 21 tới 28 tháng 4 năm 2012 nhằm nâng cao nhận thức về giá trị của từng loại vắc xin và tiêm phòng; đảm bảo các chính phủ nhận được sự hỗ trợ hướng dẫn cần thiết kể cả về kỹ thuật để thực hiện chương trình tiêm chủng có chất lượng

Hợp tác trên toàn thế giới chung cơ hội để thúc đẩy động lực và tập trung vào hành động cụ thể như:
-    Nâng cao nhận thức về phương thức tiêm chủng;
-    Tăng độ bao phủ tiêm phòng để ngăn chặn dịch bệnh;
-    Tiếp cận với cộng đồng dân cư còn thiệt thòi (như những người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng quốc gia bất ổn, khu vực xung đột bị tàn phá) với các vắc xin hiện có và mới
-    Gia tăng các lợi ích trung và dài hạn của việc tiêm phòng (cho trẻ em một cơ hội để được lớn lên trong khỏe mạnh, được tới trường và cải thiện triển vọng sống của chúng).

Tiêm chủng là một trong những can thiệp y tế thành công nhất về chi phí và hiệu quả. Thực hiện biện pháp tiêm phòng ngăn ngừa từ 2 tới 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tiêm phòng ngăn ngừa ốm đau do suy nhược, bệnh tật và tử vong chẳng hạn như vắc xinh phòng bệnh như bạch hầu, viêm gan A và B, sởi, quai bị, bệnh phế cầu khuẩn, bệnh bại liệt, tiêu chảy do rotavirus, uốn ván và bệnh sốt vàng da. Những lợi ích của tiêm phòng đang ngày càng được mở rộng cho cả thanh thiếu niên và người lớn, cung cấp bảo vệ chống lại mối đe dọa tính mệnh như bệnh cúm, viêm màng não, và bệnh ung thư (ví dụ như ung thư cổ tử cung và ung thư gan) xảy ra ở tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng việc tiêm phòng đã làm cho tỷ lệ bệnh truyền nhiễm trở nên hiếm hoặc hầu như không được nghe thấy, điều này có thể dẫn đến ý kiến giữa các cha mẹ của trẻ và các chuyên gia y tế cho rằng việc tiêm chủng không còn cần thiết cho con em mình. Do khoảng cách tỷ lệ tiêm chủng về các bệnh như bạch hầu, sởi và bại liệt đang khiến cho một sự bùng phát dịch bệnh trở lại ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Ngày 23/04/2012
Tổ chức Y tế Thế giơi - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.