TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ hai, Ngày 04 Tháng 12 Năm 2023  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 55  
 
2 7 0 3 3 2 0 2
 
 
Thông tin Y tế Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên công bố dữ liệu toàn cầu về thị trường vắc xin kể từ COVID-19 (18/11/2022)

Khoảng 16 tỷ liều vắc xin, trị giá 141 tỷ USD, đã được sản xuất vào năm 2021, gần gấp ba lần khối lượng thị trường năm 2019 (5,8 tỷ liều) và gần gấp 3,5 lần giá trị thị trường năm 2019 (38 tỷ USD). Sự gia tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi vắc xin COVID-19, cho thấy tiềm năng mở rộng đáng kinh ngạc trong cách sản xuất vắc xin nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe.


Sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Hội nghị khí hậu toàn cầu của Liên hiệp quốc khai mạc tại Ai Cập (COP27) (15/11/2022)

Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào sức khỏe của các hệ sinh thái xung quanh và những hệ sinh thái này hiện đang bị đe dọa đến từ nạn phá rừng, nông nghiệp và những thay đổi khác trong sử dụng đất và phát triển đô thị nhanh chóng. Sự xâm lấn ngày càng sâu vào môi trường sống của động vật đang làm tăng nguy cơ cho các loại vi rút có hại thực hiện quá trình đổi vật chủ từ động vật sang con người. Từ năm 2030 đến năm 2050, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ gây ra thêm khoảng 250 000 ca tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng vì nhiệt độ cao.


Thông tin về biến thể Omicron (21/12/2021)

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 20-12 tuyên bố biến thể Omicron lây lan nhanh hơn biến thể Delta và đang gây bệnh cho những người đã tiêm vắc-xin hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19. Cụ thể: "Có bằng chứng nhất quán cho thấy biến thể Omicron lây nhanh hơn đáng kể so với biến thể Delta. Những người đã tiêm phòng vắc-xin hoặc hồi phục sau khi mắc Covid-19 nhiều khả năng nhiễm hoặc tái nhiễm".


Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi động dự án sáng tạo về các Cơ sở Y tế Khẩn cấp (20/07/2021)

INITIATE2 sẽ phát triển các giải pháp sáng tạo được tiêu chuẩn hóa, chẳng hạn như các cơ sở và bộ dụng cụ dành riêng cho từng bệnh và thử nghiệm các giải pháp này trong các tình huống thực tế, các cơ quan này cũng sẽ đào tạo nhân lực đáp ứng hậu cần và y tế về cách triển khai và sử dụng chúng, góp phần nâng cao năng lực ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe. Dự án sẽ được phát triển và nhân rộng tại các quốc gia cho các nhân viên có liên quan, dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ về ứng phó khẩn cấp.


Hỗ trợ các quốc gia phục hồi một cách công bằng và bền vững sau đại dịch đối với các mục tiêu SDG về sức khỏe: Báo cáo tiến độ SDG3 GAP năm 2021 (24/05/2021)

Các đối tác GAP đã thể hiện cam kết kiên định của họ đối với các quốc gia trong thời kỳ đại dịch. GAP cung cấp nền tảng để cải thiện sự hợp tác trong hệ thống đa phương nhằm hỗ trợ các quốc gia phục hồi sau đại dịch và thúc đẩy tiến bộ đối với các SDG liên quan đến sức khỏe, tập trung vào công bằng và được hỗ trợ bởi chăm sóc sức khỏe ban đầu mạnh mẽ hơn.


Hướng dẫn mới của WHO dành cho các nghiên cứu về muỗi biến đổi gen để phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh lây truyền do véc tơ khác (24/05/2021)

Khung hướng dẫn để thử nghiệm muỗi biến đổi gen được phát triển với sự hợp tác của TDR, Chương trình đặc biệt về Nghiên cứu và Đào tạo về các bệnh nhiệt đới, và GeneConvene Global Collaborative, mô tả các phương pháp tốt nhất để đảm bảo rằng việc nghiên cứu và đánh giá muỗi biến đổi gen như một công cụ y tế công cộng là an toàn, đạo đức và nghiêm ngặt.


Bảng theo dõi biến động của Tổ chức Y tế Thế giới đối với các quốc đảo nêu bật các rào cản và tiến bộ về biến đổi khí hậu và sức khỏe (24/05/2021)

Bảng theo dõi dữ liệu biến động của các quốc đảo đang phát triển được ra mắt mới đây cho thấy những tiến bộ mà các quốc đảo đã đạt được đến nay trong việc ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe của biến đổi khí hậu. Bảng theo dõi dữ liệu có thể tương tác, trình bày dữ liệu từ hồ sơ quốc gia về sức khỏe và biển đổi khí hậu của WHO UNFCCC, hiển thị một cách trực quan các chỉ số chính về sức khỏe và biến đổi khí hậu, nhằm trao quyền cho các nhà hoạch định chính sách tại các quốc đảo đang phát triển để đánh giá thực hiện các chính sách và kế hoạch, xác định các khoảng trống trong bằng chứng, và hiểu rõ hơn các rào cản để đạt được các thích ứng về mặt sức khỏe và giảm thiểu ưu tiên, bao gồm cả việc thực hiện và giám sát.


Thời gian làm việc kéo dài làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ (18/05/2021)

Trong báo cáo phân tích toàn cầu đầu tiên về tổn thất sinh mạng và sức khỏe liên quan đến thời gian làm việc kéo dài trong nhiều giờ, WHO và ILO ước tính rằng trong năm 2016, có 398.000 người tử vong vì đột quỵ và 347.000 người tử vong vì bệnh tim mạch do làm việc ít nhất 55 giờ mỗi tuần. Từ năm 2000 đến năm 2016, số người tử vong vì bệnh tim mạch do làm việc trong nhiều giờ đã tăng 42% và do đột quỵ tăng 19%.


 
Trang đầu |  Trang trước  | Trang tiếp  | Trang cuối  (294/37)
Xem tin ngày: Tháng Năm  

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.