TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 129  
 
2 7 7 6 5 0 9 3
 
 
Các nghiên cứu khoa học Xã hội học y tế
ĐÁNH GIÁ SAU CAN THIỆP DỰ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KHOA GIÁO CÁC CẤP...

ĐÁNH GIÁ SAU CAN THIỆPDỰ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC

VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KHOA GIÁO CÁC CẤP

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

VÀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

 

Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự

 

Nơi công bố: Ban Khoa giáo Trung ương

Năm công bố: 2006

 

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi nhận thức, vai trò tham mưu, đề xuất và triển khai công tác CSSKSS và phòngchống HIV/AIDS của cán bộ thuộc hệ thống khoa giáo các cấp sau khi thực hiện một số giải pháp can thiệp của dự án và đề xuất các khuyến nghị để có thể áp dụng và nhân rộng các giải pháp can thiệp trong toàn quốc.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh có đối chứng; Thu thập số liệu tại thực địa bằng cả hai phương pháp định lượng, định tính và thu thập số liệu thứ cấp. Nghiên cứu được tiến hành tại Hải Phòng và Đồng Nai

Kết quả nghiên cứu: tại các huyện can thiệp đã có sự tiến bộ khá rõ nét về nhận thức của cán bộ khoa giáo cũng như lãnh đạo các cấp uỷ, UBND về HIV/AIDS. Đối với công tác CSSKSS thì cũng đã có sự thay đổi nhưng chưa thực sự rõ nét so với sự thay đổi nhận thức về HIV/AIDS. Sự tham gia cũng như khả năng tham mưu của cán bộ khoa giáo về công tác CSSK và phòng chống HIV/AIDS đã được cải thiện đáng kể ở các huyện can thiệp so với trước can thiệp và với các huyện đối chứng. Tuy nhiên, hiệu quả can thiệp của dự án còn có những hạn chế do nhiều yếu tố cả về nội dung và hình thức can thiệp. Mặt khác hiệu quả của dự án còn bị phụ thuộc nhiều vào các dự án về phòng chống HIV/AIDS khác cũng đồng thời được triển khai thực hiện tại địa phương.

Kết luận: Do đặc thù của dự án là tác động vào các đối tượng là cán bộ khoa giáo, lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền cơ sở tại các địa phương trong công tác PC HIV/AIDS và CSSKSS, các hoạt động được chỉ đạo lồng ghép và kết hợp với nhiều hoạt động của các dự án khác tại địa phương nên việc đánh giá các hoạt động của dự án một cách riêng biệt là điều khó thực hiện. Kết quả của việc khảo sát, đánh giá này bao gồm cả những đánh giá chung về công tác CSSKSS và PC HIV/AIDS của địa phương dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền cũng như công tác tham mưu của cán bộ khoa giáo. Mặt khác trong thời gian qua, với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã có khá nhiều các dự án về phòng chống HIV/AIDS khác được triển khai ở cả hai địa phương này như dự án của WHO, Life Gap v.v…. Các dự án này, trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức chung của cán bộ các ban ngành có liên quan ở các cấp trong đó có cả cán bộ khoa giáo và các ngành thuộc khối khoa giáo đối với công tác phòng chống HIV/AIDS. Điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả can thiệp của dự án.

Kiến nghị: Cần tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ khối Tuyên giáo các cấp ở địa phương về kiến thức HIV/AIDS, đặc biệt là năng lực tham mưu của các cán bộ này đối với các cấp ủy Đảng. Tăng cường sự trợ giúp của cơ quan Tuyên giáo Trung ương qua các khóa tập huấn, đào tạo lồng ghép nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho các cán bộ khoa giáo địa phương.

Ngày 04/03/2009
 
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.