TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 21  
 
2 7 7 6 0 7 2 7
 
 
Các nghiên cứu khoa học
Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và khả năng tiếp cận của người dân tại khu vực đảo, ven biển

Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và khả năng tiếp cận của người dân tại khu vực đảo, ven biển

TS. Nguyễn Văn Hùng, CN. Vũ Thị Thanh Nga, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
Năm công bố: 2020

1. Đặt vấn đề
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế được giao thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, KHHGĐ và khả năng tiếp cận của người dân tại khu vực đảo, ven biển” nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ SKBMTE, KHHGĐ và khả năng tiếp cận, sử dụng của người dân sinh sống tại khu vực đảo, ven biển. Đồng thời cung cấp bằng chứng thực tiễn giúp Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế xây dựng các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai các hoạt động của Đề án 52 phù hợp và khả thi trong thời gian tới. 
2. Mục tiêu 
• Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ của mạng lưới các cơ sở y tế tại một số khu vực đảo, ven biển.
• Đánh giá khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ của người dân tại một số khu vực đảo, ven biển và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng.
3. Địa bàn
Nghiên cứu được thực hiện tại tại 5 tỉnh/thành: Quảng Ninh, ThừaThiên Huế, Phú Yên, Kiên Giang, Cà Mau
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp định lượng và định tính trong thu thập thông tin.
• Phương pháp định lượng: Dùng bảng hỏi phỏng vấn phụ nữ có con dưới 2 tuổi 
• Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện; người cung cấp dịch và đại diện phụ nữ có con dưới 2 tuổi tại các tỉnh/thành phố thuộc địa bàn khảo sát. 
5. Các kết quả nghiên cứu chính
• Thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ của mạng lưới các cơ sở y tế tại một số khu vực đảo, ven biển.
Cơ cấu tổ chức, chức năng của các đơn vị y tế tuyến huyện, tuyến xã không có sự khác biệt với đơn vị y tế trên đất liền.
Các cơ sở y tế còn thiếu nhân lực cả về số lượng lẫn năng lực về chuyên môn, cơ cấu nhân lực y tế tại tuyến xã chưa phù hợp về số lượng; chuyên môn đào tạo.
Cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên tại số xã một số dịch vụ được phân tuyến nhưng cơ sở y tế chưa cung cấp do thiếu cơ sở vật chất và TTB.   
Mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ cho người dân tại địa bàn khảo sát rất đang dạng - không chỉ có hệ thống y tế tuyến tỉnh, huyện, tuyến xã mà việc các đội cung cấp dịch vụ lưu động, cơ sở y tế tư nhân cũng cùng gia cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ đã tạo cơ hội để người dân được tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn.
Một số chính sách ban hành chưa theo kịp những vấn đề SKBMTE, KHHGĐ mới phát sinh tại vùng đảo, ven biển. Do vậy, y tế khu vực này chưa được đầu tư đúng mức, chưa thể hiện sự ưu tiên về nguồn ngân sách hàng năm cũng như chính sách ưu đãi trong tuyển chọn nhân lực. 
• Khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ của người dân tại một số khu vực đảo, ven biển.
+ Khả năng tiếp cận
Khoảng cách và thời gian từ nhà đến cơ sở y tế không phải là rào cản lớn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước, trong, sau sinh của người dân. Phương tiện gao thống cá nhân (xe máy) và phương tiện y tế công cộng người dân thường sử dụng khi đến cơ sở y tế và người dân cũng không mất nhiều thời gian khi di chuyển từ nhà đến cơ sở cung cấp dịch vụ.
Tại các địa bàn khảo sát, người tham gia BHYT chiếm tỷ lệ cao, nhưng không phải người dân đều sử dụng thẻ BHYT trong tất cả các lần khám bệnh, chữa bệnh. Tuy vậy, người dân đều nhận định giá cả dịch vụ phù hợp với khả năng chi trả của bản thân họ.
+ Sử dụng dịch vụ
Phần lớn người dân đã được tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông về chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ. Trong đó sử dụng BPTT và quản lý thai nghén là những nội dung được người dân tiếp cận nhiều nhất. Nội dung ít được tiếp cận hơn là chăm sóc trong và sau sinh, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
Các bà mẹ rất rất quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức trước sinh:  số phụ nữ được uống bổ sung viên sắt và canxi, tiêm phòng uốn ván chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ được tư vấn, xét nghiệm tự nguyện lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa cao, cơ sở y tế thực hiện dịch vụ này phần lớn phụ thuộc vào địa điểm mà người phụ nữ lựa chọn để sinh nở.
Người dân có nhận thức tốt về dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai - số người đã từng khám thai đủ 4 lần trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, một số lượng nhỏ người dân không khám thai đủ số lần theo quy định là do họ không có thời gian hoặc sức khỏe tốt nên cho rằng không nhất thiết.
Người dân tại địa bàn khảo sát sử dụng dịch vụ chăm sóc khi sinh (sinh con tại cơ sở y tế, sinh con có sự hỗ trợ của nhân viên y tế được đào tạo, bà mẹ và trẻ em chăm sóc tuần đầu sau sinh, tỷ lệ chế mẹ); chăm sóc trẻ em dưới 2 tuổi (tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ vacxin, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ) chiếm tỷ lệ cao và có nhiều chỉ số tại các địa bàn khảo sát cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước.
Các dịch vụ KHHGĐ hiện nay là rất đa dạng và phong phú kể cả về chủng loại lẫn loại hình cung cấp. Tuy nhiên, thuốc uống, bao cao su và vòng tránh thai là 3 BPTT được người dân tại địa bàn khảo sát lựa chọn để sử dụng cao nhất.
Tại điểm C khoản 1, Thông tư Số: 26/2018/TT-BTC, ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định “Đối tượng được cấp miễn phí PTTT: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người dân sống tại xã thuộc tỉnh có tổng tỷ suất sinh trên 2,3 con; người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày (từ 15 ngày trở lên) và khi cập bờ vào các âu thuyền tại các xã ven biển có từ 200 người trở lên làm việc trên biển”. Tuy nhiên các địa phương đang gặp khó khăn khi thực hiện quy định này vì một phần do thiếu nguồn PTTTT cung cấp, một phần địa phương không có đủ nhân lực để theo dõi, giám sát các hoạt động của tàu, thuyền nên chưa kịp thời cung cấp các PTTT các cho đối tượng.
Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với từng dịch vụ đều ở mức khá cao. Trong đó, dịch vụ có tỷ lệ người sử dụng hài lòng cao nhất là khám phụ khoa, tiếp đến là sử dụng BPTT. Và lý do được người dân đưa ra là tin tưởng vào chất lượng, đảm bảo tính riêng tư.
6. Khuyến nghị
• Thực trạng cung cấp dịch vụ 
+ Các huyện đảo, ven biển nên vẫn giữ mô hình TTYT/BVĐK tương tự như ở khu vực đất liền nhưng cần thống nhất. Tại một số TTYT/BVĐK đang thực hiện mô hình khoa khoa Nội - Nhi, nếu nhu cầu KCB của người dân cao, Sở Y tế cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, TTB, đào tạo nhân lực để TTYT/BVĐK huyện có thể thành lập 02 khoa độc lập.
+ Chính phủ, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển các trạm y tế gắn với khu dân cư để thực hiện chức năng dự phòng, công tác dân số, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; Phân loại các trạm  y tế có nhu cầu cao về khám chữa bệnh tại địa phương (do xa trung tâm huyện, thành phố) để có sự đầu tư thỏa đáng trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ trong điều kiện nguồn ngân sách khó khăn, bác sĩ thiếu thốn như hiện nay.  
+ Hàng năm Sở Y tế các tỉnh/TP, TTYTY cần rà soát nhu cầu đào tạo và tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ y tế cơ sở nhất là cán bộ đang công tác tại TYT.
+ Tăng cường công tác giám sát hỗ trợ các TYT, cần có cơ chế điều động luân phiên bác sĩ tại TTYT/BVĐK tuyến huyện về công tác tại các TYT có nhu cầu nhưng phải tính đến mức độ phù hợp với cơ cấu nhân lực và mô hình bệnh tật của từng nơi để vừa tránh lãng phí nguồn nhân lực vừa phát huy hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh tại các TYT có bác sỹ về tăng cường góp phần tạo dựng niềm tin của người dân đối với dịch y tế tuyến xã, thuận tiện cho người dân khi sử dụng dịch vụ, giảm bớt quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. 
• Khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ 
+ Bổ sung các sản phẩm truyền thông phù hợp mới môi trường đảo, ven biển, tăng cường về số lượng và chất lượng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, truyền thông thay đổi hành vi, đa dạng hóa các hình thức truyền thông giáo dục để người dân hiểu biết hơn về vai trò và tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trước, trong, sau sinh và chăm sóc sức khỏe trẻ em trong thời gian tới.
+ Tăng mức phụ cấp cho nhân viên y tế thôn/xóm (mức phụ cấp là 0,5; 0,3 mức lương tối thiểu là quá thấp) và nên qui định nhân viên y tế tại các tổ dân phố thuộc các phường, thị trấn cũng được hưởng phụ cấp như nhân viên y tế thôn, bản.
+ Rà soát và kịp thời điều chỉnh việci phân tuyến kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc SSKBMTE/KHHGĐ ở tuyến cơ sở khu vực đảo, ven biển trong đó cần xác định rõ tính đồng bộ và các yếu tố đặc thù về địa lý, vấn đề đào tạo tuyển dụng nhân lực, TBB. Hạn chế tình trạng có danh mục được phân tuyến nhưng trong thời gian dài đơn vị không cung cấp do thiếu nhân lực và trang biết bị như tại một số cơ sở y tế hiện nay.
+ Trung ương và địa phương cần đảm bảo đủ, kịp thời nguồn PTTT, nhân lực thường trực để cung cấp cho các đối tượng đi biển dài ngày.


 

Ngày 18/05/2021
Khoa Dân số Phát triển  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.