TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 24  
 
2 7 7 5 9 2 5 7
 
 
Thông tin Y tế
Đầu tư vào kiểm soát bệnh không lây nhiễm sẽ tạo ra những lợi ích lớn về tài chính và sức khỏe

Báo cáo mới được công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy các quốc gia nghèo nhất thế giới có thể đạt được 350 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030 bằng cách mở rộng đầu tư vào dự phòng và điều trị các bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư, hiện làm tiêu tốn thêm 1,27 đô la Mỹ mỗi người hàng năm. Những hành động này sẽ cứu sống được hơn 8 triệu người trong cùng giai đoạn.

Báo cáo có tiêu đề Tiết kiệm sự sống, chi tiêu ít hơn: Đáp ứng chiến lược với NCDs (Tiếng Anh: Saving lives, spending less: a strategic response to NCDs), lần đầu tiên cho thấy các nhu cầu tài chính và lợi nhuận đầu tư của các chính sách “mua sắm tốt nhất” tỏ ra hiệu quả và khả thi của WHO để bảo vệ con người khỏi các bệnh không lây nhiễm (NCDs), nguyên nhân hàng đầu thế giới về bệnh tật và tử vong.

Nó cho thấy rằng mỗi 1 đô la Mỹ đầu tư vào việc mở rộng các hành động để giải quyết NCDs ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, sẽ mang lại lợi nhuận ít nhất là 7 đô la Mỹ trong việc gia tăng việc làm, năng suất lao động và kéo dài tuổi thọ. Giải quyết NCDs là một cơ hội để cải thiện sức khỏe và nền kinh tế.

Nếu tất cả các quốc gia sử dụng các biện pháp can thiệp này, thế giới sẽ tiến gần hơn đến đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 3.4 nhằm giảm tỷ lệ tử vong sớm do NCDs còn một phần ba vào năm 2030. Các can thiệp “mua sắm tốt nhất” hiệu quả về chi phí cho thấy rõ ràng là tăng các loại thuế đối với thuốc lá và đồ uống có cồn, giảm lượng muối thông qua việc cải tiến các sản phẩm thực phẩm, quản lý điều trị bằng thuốc và tư vấn cho những người bị đau tim hoặc đột quỵ, tiêm phòng cho nữ từ 9 – 13 tuổi dự phòng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trong độ tuổi 30 - 49.

Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp hiện đang chịu đựng gánh nặng tử vong sớm do NCDs: gần một nửa (7,2 triệu) trong số 15 triệu người tử vong trên toàn cầu mỗi năm trong độ tuổi từ 30 đến 70 là từ các quốc gia nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, tài trợ toàn cầu cho các NCDs bị hạn chế nghiêm trọng, nhận được ít hơn 2% của tất cả các nguồn tài trợ y tế. 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc áp dụng các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và kiểm soát chi phí NCDs chỉ là 1,27 đô la Mỹ/người/năm đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Lợi ích sức khỏe từ khoản đầu tư này sẽ lần lượt tạo ra 350 tỷ đô la Mỹ thông qua chi phí y tế được cải thiện và gia tăng năng suất lao động vào năm 2030, cứu sống được 8,2 triệu người trong cùng giai đoạn.

Với mỗi 1 đô la Mỹ đầu tư vào từng khu vực chính sách, các khoản lợi nhuận sau đã được ghi nhận:

- 12,82 đô la Mỹ từ việc khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh;

- 9,13 đô la Mỹ từ việc giảm thiểu tác hại của sử dụng đồ uống có cồn;

- 7,43 đô la Mỹ từ việc sử dụng thuốc lá ít hơn;

- 3.29 đô la Mỹ từ việc cung cấp điều trị bằng thuốc cho bệnh tim mạch;

- 2,80 đô la Mỹ từ tăng hoạt động thể chất;

- 2,74 đô la Mỹ từ việc quản lý ung thư.

NCDs gây tử vong cho 41 triệu người mỗi năm, chiếm 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Số ca tử vong do NCDs đang gia tăng trên toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Như thường lệ, các bệnh NCDs đặc biệt bất lợi cho các hộ gia đình có điều kiện tài nguyên thấp, vì việc điều trị kéo dài và tốn kém làm cạn kiệt tài nguyên hộ gia đình, khiến các gia đình trở nên nghèo đói và kém phát triển. Báo cáo này đã đưa ra một lời kêu gọi rõ ràng cho các nhà tài trợ để hỗ trợ các chính phủ bằng cách cung cấp các khoản kinh phí, như một chất xúc tác cho việc mở rộng các tham vọng về mặt chính sách hướng đến cứu sống hàng triệu sinh mạng.

 

Ngày 22/05/2018
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.