TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 36  
 
2 7 7 6 0 6 3 6
 
 
Thông tin Y tế
Ưu tiên phát y tế góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống nhân dân trên các vùng biển, đảo

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao. Do tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển diễn ra rất gay gắt. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương” Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của biển nên sự hợp tác quốc tế về biển cũng không ngừng được mở rộng, bao gồm việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mà tập trung nhất là Công ước biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực.     

Một số quốc đảo có các đã có các chương trình y tế khác nhau nhằm nâng cao sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường sống là một phần quan trọng trong nỗ lực phát triển bền vững. Một số chương trình y tế  đã được các quốc đảo triển khai gồm: Phòng chống bệnh sốt rét (quốc đảo Solomon); Chương trình y tế môi trường và thúc đẩy sức khoẻ (Fiji); Tăng cường nguồn nước và vệ sinh môi trường thông quan phát triển cộng đồng (Tonga); Đánh giá nhu cầu chăm sóc y tế và lập kế hoạch quốc đảo dồi dào sức khoẻ quốc gia (Nauru);Chương trình tăng cường công tác y tế tại cộng đồng (Samoa, Tuvalu, Niue).

Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền châu Âu, Trung Cận Đông với Đông Á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Điều này tạo thuận lợi cho nước ta vươn ra biển, nâng cao vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế của Việt Nam. Việc đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống cho những người sinh sống và lao động trên biển, đặc biệt là dịch vụ CSSK là mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới.

Với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về mặt vệ sinh phòng dịch, chống các bệnh lây truyền; cung cấp thuốc men đáp ứng các nhu câu của nhân dân, không còn tình trạng căng thẳng về thuốc chữa bệnh; có nhiều tiến bộ trong công tác chữa bệnh, thỏa mãn phần lớn các yêu cầu của nhân dân, đặc biệt là các đô thị lớn; đã bắt đầu xã hội hóa công tác y tế. Tuy nhiên những người dân sinh sống và làm ăn trên các vùng biển đảo vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là khi gặp các  thiên tai- thảm họa trên biển thì việc tiếp cận các dịch vụ cấp cứu sẽ khó khăn gấp nhiều lần hoặc không được cứu chữa kịp thời…

Chúng ta phải có chính sách và chiến lược đầu tư nguồn lực có tính đặc thù để cho những người sinh sống, lao động và tuần tra bảo vệ trên cá vùng biển, đảo được cung cấp đầy đủ và kịp thời các dịch vụ y tế thì.  Trước tiên, phải tiến hành đánh giá thực trạng mô hình cấu trúc tổ chức của mạng lưới y tế khu vực biển đảo hiện nay; đánh giá thực trạng khả năng cung ứng các dich vụ y tế của cơ sở y tế khu vực biển đảo. Phân tích những điểm mạnh, hạn chế của mô hình y tế biển đảo hiện tại trong cung ứng dịch vụ y tế và tìm hiểu những vấn đề cần ưu tiên phát triển trong những năm tiếp theo; phân tích khả năng đáp ứng của mạng lưới y tế biển đảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực so với nhu cầu CSSK của người dân khu vực biển đảo; đánh giá việc triển khai một số chính sách liên quan đến phát triển y tế biển đảo hiện nay và tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn bất cập trong triển khai những chính sách này…Các vấn đề về CSSK cho cộng đồng những người sinh sống trên các vùng biển, đảo của Việt Nam cần được mô tả hàng năm thông qua các số liệu thông kê/ báo cáo. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về những hành động cần thiết và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển y tế biển, đảo đáp ứng được nhu cầu CSSK của người dân ở khu vực biển đảo hiện nay.

Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương (Khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cần ưu tiên phát triển mạng lưới y tế biển, đảo để bảo đảm cho cuộc sống nhiều người ở lại sinh sống, lao động và canh giữ lãnh hải lâu dài và phát triển y tế biển đảo một cách bền vững góp phần giữ vững an ninh- chủ quyền biển đảo để phát triển kinh tế xã hội.

Ngày 21/03/2012
Khoa NC Chất lượng Dân số và CSSKSS  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.