Nạo phá thai ở Việt Nam với công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình

Theo luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, cho phép mỗi cá nhân có quyền lựa chọn và áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)… Điều khoản 44 cho phép phụ nữ được quyền nạo phá thai theo nguyện vọng.  Việt Nam là một trong những nước trên thế giới được chính phủ cho phép thực hiện  nạo phá thai tại các cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân có giấy phép..    
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến quyết định nạo phá thai
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu sâu và toàn diện về các yếu tố tác động đến quyết định nạo phá thai của phụ nữ. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố liên quan đến quyết định nạo phá thai  như: đã có nhiều con, muốn giãn khoảng cách sinh con, do không muốn có con, do thất bại khi sử dụng biện pháp tránh thai, do kinh tế gia đình không đủ nuôi thêm con, do việc làm, do tôn giáo, do bệnh tật, do cung cấp dịch vụ tránh thai.v.v.
Nạo phá thai có thể gây tai biến, tử vong và gây lên vô sinh nữ
Theo ước tính của Tổ Chức Y tế thế giới (WHO), hành năm có khoản 40 – 60 triệu phụ nữ nao phá thai, điều đó có nghia là có khoảng 30-45 trường hợp nạo phá thai trên 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có 26% phụ nữ nạo phá thai trong tổng số phụ nữ mang thai. Số phụ nữ mắc tai biến như: chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung ….do nạo phá thai là 25% và ở các nước đang phát triển, thì nguyên nhân gây tử vong bà mẹ do các tai biến từ nạo phát thai chiểm khoảng 7%-27%. Nạo phá thai còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên vô sinh nữ hiện nay.
Tỷ lệ nạo phá thai hàng năm ở Việt Nam có giảm
Theo niên giám thống kê y tế hàng năm 2005 của Bộ y tế, Tỷ lệ nạo phá thai trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) là 34,91% tính trên 100 trẻ sơ sinh sống. Như vậy vẫn cao so với trung bình của thế giới. Theo thông kê thì tỷ lệ nạo phá thai hàng năm ở Việt Nam có giảm; năm 2000 là 44,50%/ 100 trẻ sơ sinh sống giảm xuống 34,70% vào năm 2006. Tỷ lệ nạo phát thai giảm khẳng định tác động tích cực của công tác truyên thông tư vấn KHHGĐ; sự đóng góp to lớn của của cán bộ y tế, cán bộ làm công tác dân số -KHHGĐ trong suốt thời gian những năm vừa qua.
Nạo hút thai ngày nay ở nhóm tuổi trẻ nhiều hơn
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em công bố năm 2007, thì  tỷ lệ phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai là 5,26%, cao hơn 2 nghiên cứu khác là (1%) hoặc 2,17%). Hiện tượng nạo phá thai gặp cả ở học sinh- sinh viên, tỷ lệ học sinh- sinh viên chiếm 20,53% số phụ nữ nạo phá thai. Lý do chủ yếu phụ nữ phải nạo phá thai là chưa có chồng có tỷ lệ là 68,95 %, đối với phụ nữ do vỡ kế hoạch và thất bại khi sử dụng các biện pháp tránh  thai là 54,87%. Đó là vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm, vì họ là thế hệ tương lai của đất nước, đại diện cho trí thức trẻ, nhưng bản thân họ lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sinh lý con người, về giới tính, về tình dục an tàn và các biện pháp tránh thai. Điều này cho thấy nạo hút thai ngày nay ở nhóm tuổi trẻ nhiều hơn. Việc “nạo phá thai trẻ hóa” cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của tai biến nạo phá thai, như chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung,v.v. các tai biến có thể dẫn đến vô sinh ở lứa tuổi có khả năng sinh sản cao. Vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và nhất lừ đối với tuổi vị thành niên là một nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn, gây nỗi ám ảnh suốt cuộc đời.
Tiếp tục nghiên cứu và giám sát thường xuyên diễn biến của tình trạng nạo phá thai trong công đồng để đánh giá đúng các yếu tổ liên quan. Từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời công tác Dân số - KHHGĐ. Tập trung vào các việc:
-    Mở rộng nghiên cứu thực trạng nạo phá thai ở các đối tượng học sinh- sinh viên và phụ nữ di cư đến các đô thi, các khu công nghiệp và học tập/làm việc xa gia đình;
-    Đánh giá các yếu tố tác động đến nạo phá thai ở các đối tượng phụ nữ, đặc biệt là nạo phá thai liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh con.
-    Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ nạo phá thai ở các cơ sở, trước thực trạng một số tổ chức cắt giảm viện trợ mua sắm hàng háa sức khỏe sinh sản trong giai đoạn tới.
Đầu tư cho công tác Dân số - KHHGĐ như:
-    Mở rộng việc tuyên truyền giáo dục giới tính trong trường học và có các biện pháp truyền thông tư vấn về các biện pháp tránh thai;
-    Đẩy mạnh công tác tư vấn về sử dụng các biện pháp tránh thai, cung cấp đầy đủ và thường xuyên các dịch vụ KHHGĐ, nhất là các phương tiện tránh thai tại các cơ sở;
-    Tăng cường truyền thông tư vấn bình đẳng giới;
-    Đầu tư cho các mô hình nào phá thai an toàn để nâng cao chất lượng nạo phá thai và khống chế các tai biến.
Việc nạo phá thai và những biến chứng của nạo phá thai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ Việt Nam. Do vậy đầu tư vào công tác Dân số - KHHGĐ không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền và đoàn thể mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số và sức khỏe sinh sản của mỗi người.

Ngày 10/08/2011
Khoa Nghiên cứu chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản