TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 7  
 
2 7 7 9 9 1 1 0
 
 
Thông tin Y tế
Chứng mất trí nhớ tăng gấp 3 lần vào năm 2050

Theo báo cáo mới đây ngày 11 Tháng 4 năm 2012 của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có gần 35,6 triệu người sống với chứng mất trí, ảnh hưởng đến mọi người dân ở tất cả các quốc gia. Hiện có hơn một nửa khoảng 58% những người này đang sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Cũng theo báo cáo mới về chứng mất trí nhớ, WHO công bố coi đây như là một lĩnh vực ưu tiên của y tế công cộng và đề nghị cải thiện chuẩn đoán sớm bệnh, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh, giảm sự kỳ thị, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Chứng mất trí nhớ: Ưu tiên trong y tế công cộng
Chỉ có tám quốc gia trên toàn thế giới hiện đang có các chương trình quốc gia để giải quyết chứng mất trí. Trong một báo cáo mới nhất của WHO chứng mất trí nhớ được coi là vấn đề ưu tiên của y tế công cộng, Alzheimer là căn bệnh quốc tế nhằm cải thiện tình trạng chẩn đoán sớm. Ngay cả trong ở những quốc gia có thu nhập cao, cũng chỉ có 1/5, hay một nửa số trường hợp có dấu hiệu sa sút trí tuệ thường xuyên được công nhận. Khi chẩn đoán được phát hiện, nó thường đi kèm ở giai đoạn cuối của bệnh. Tiến sĩ Oleg Chestnov - Trợ lý Tổng giám đốc các Bệnh không truyền nhiễm và Sức khỏe tâm thần của WHO nói: "Chúng ta cần nâng cao năng lực để phát hiện chứng mất trí sớm để được cung cấp chăm sóc y tế và xã hội cần thiết. Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để giảm gánh nặng bệnh tật của chứng mất trí này. Bên cạnh đó, nhân viên y tế thường không được hướng dẫn đào tạo đầy đủ để nhận ra dấu hiệu bệnh.”

Nâng cao nhận thức trong cộng đồng và giảm sự kỳ thị
Báo cáo chỉ ra một vấn đề chung là thiếu thông tin và sự hiểu biết về chứng mất trí nhớ. Chính sự kỳ thị này đang lần lượt đóng góp vào sự cô lập từ phía xã hội của người bị sa sút trí tuệ và những người chăm sóc của họ, và có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm kiếm, hỗ trợ chuẩn đoán trong y tế và trợ giúp của xã hội. Marc Wortmann, Giám đốc điều hành - Bệnh Alzheimer có nhận định rằng: "Nhận thức của cộng đồng về triệu chứng của chứng mất trí nhớ và hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn đoán cũng như là sự hỗ trợ đối với những người mắc căn bệnh này còn ở điều kiện  hạn chế. Bây giờ quan trọng là giải quyết các khiếm khuyết về nhận thức và sự hiểu biết, đồng thời giảm kỳ thị đối với người bệnh.”

Hỗ trợ cho những người chăm sóc
Tăng cường chăm sóc cũng là chìa khóa của vấn đề. Trong tất cả các nước trên thế giới, chăm sóc thường qua kênh chăm sóc trực tiếp và chính thức là từ vợ chồng, con cái đã trưởng thành cùng với các thành viên trong gia đình và bạn bè. Báo cáo ghi nhận rằng những người chăm sóc cho người bị bệnh sa sút trí tuệ đặc biệt dễ bị rối loạn tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu, và thường sức khỏe thể chất bị suy giảm. Những người chăm sóc cũng chịu những tổn thất về kinh tế vì họ có thể bị buộc phải ngừng làm việc hoặc cắt giảm công việc, hoặc công việc đòi hỏi ít để có điều kiện chăm sóc khi có người trong gia đình bị sa sút trí tuệ.

Báo cáo đưa ra khuyến nghị liên quan đến khung thiết kế của chương trình nhằm hỗ trợ tốt hơn cho những người mắc chứng mất trí nhớ và người nhà của họ. Các dịch vụ cơ bản cần thiết trong cộng đồng có thể cung cấp hỗ trợ có giá trị đối với các gia đình chăm sóc cho người bị sa sút trí tuệ ở cả các nước có thu nhập nhất và thu nhập cao, điều này làm tạm ngưng nhu cầu cho những người muốn tiếp cận dịch vụ với chi phí cao. Đồng thời, nhu cầu đào tạo nguồn lực cho y tế cần được chú trọng và chi trả nhiều hơn đối với bệnh mất trí nhớ kết hợp với  các kỹ năng cần thiết về chuẩn đoán chữa trị lâm sàng và chăm sóc dài hạn.

Sa sút trí tuệ là một hội chứng, thường là có tính chất mãn tính, gây ra bởi một loạt các bệnh về não ảnh hưởng đến bộ nhớ, suy nghĩ, hành vi, và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí và có thể đóng góp đến 70% trường hợp mắc bệnh.

Chứng mất trí và bệnh Alzheimer
Sa sút trí tuệ là một hội chứng có thể được gây ra bởi một số rối loạn có ảnh hưởng đến bộ nhớ, suy nghĩ, hành vi, và khả năng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí.

Tổ chức Y tế Thế giới là cơ quan chỉ đạo và phối hợp trong hệ thống Liên Hiệp Quốc về vấn đề sức khỏe. WHO có trách nhiệm cung cấp tiên phong về các vấn đề sức khỏe toàn cầu, việc hình thành chương trình nghiên cứu y tế, thiết lập định mức, tiêu chuẩn, khớp nối các lựa chọn chính sách dựa trên bằng chứng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật quốc gia, giám sát và đánh giá các xu hướng sức khỏe.

Bệnh Alzheimer quốc tế (viết tắt là ADI) là Liên đoàn quốc tế của 78 hiệp hội Alzheimer có hỗ trợ những người bị chứng mất trí và gia đình của họ ở nước mình. Được thành lập vào năm 1984, ADI phục vụ như là một mạng lưới các hiệp hội Alzheimer trên thế giới nhằm chia sẻ và trao đổi thông tin, nguồn lực và kỹ năng. Tầm nhìn của nó là xây dựng một chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những người bị chứng mất trí và gia đình của họ. ADI có trụ sở tại London và được đăng ký như là một tổ chức phi lợi nhuận ở bang Illinois, Hoa Kỳ.

Ngày 19/04/2012
Tổ chức Y tế Thế giơi - WHO  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.