TRANG CHỦTÌM KIẾMSƠ ĐỒ WEBSITELIÊN HỆ
 Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 04 Năm 2024  [ENGLISH]
  Đang truy cập: 4  
 
2 7 7 9 9 7 4 2
 
 
Tin tức Tin hoạt động
Phó Viện trưởng Vũ Thị Minh Hạnh tham dự Hội thảo góp ý Luật Phòng chống tác hại rượu bia

Ngày 11/11, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phối hợp với Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm (NCDs-VN) và Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý Luật Phòng chống tác hại rượu bia.

Tham dự hội thảo có đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Tổ chức Y tế thế giới (WHO); các tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam; phóng viên các cơ quan báo chí… Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế Vũ Thị Minh Hạnh đã tham dự hội thảo.

Theo các báo cáo tại Hội thảo, tiêu dùng rượu bia tại nước ta đang ngày càng gia tăng cả về tỉ lệ sử dụng và mức độ tiêu thụ, đặc biệt ở giới trẻ. Chỉ trong 5 năm (2011- 2015), tỉ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới (độ tuổi 25- 64 tuổi) đã tăng từ 69,6% lên 80,3%; ở nữ giới từ 5,6% lên 11,2%. Trong số nam giới sử dụng rượu bia năm 2015, có 44,2% sử dụng ở mức nguy hại và 47,9% điều khiển phương tiện cơ giới sau khi sử dụng. Việt Nam trở thành quốc gia có mức tiêu thụ  bia đứng đầu các nước ASEAN, xếp thứ 3 châu Á.

 

Phát biểu tại hội thảo, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, tình trạng tiêu thụ rượu bia không chính thống chiếm tỷ lệ cao và gia tăng rất nhanh. Trong đó, tình trạng sử dụng rượu pha cồn công nghiệp khá phổ biến, gây nhiều tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe…Các nghiên cứu của ngành y tế cho thấy sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 mã bệnh và nguyên nhân cấu thành của 200 mã bệnh khác. Hậu quả của lạm dụng rượu, bia không chỉ gây loạn thần, rối loạn bào thai, gia tăng tai nạn giao thông, bạo hành mà còn là nguyên nhân gây bệnh ung thư…Rượu bia cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30%  các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Trẻ em Việt Nam cũng đang là nạn nhân trong việc lạm dụng rượu bia của người lớn, như bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi (11,1%), bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn về thể xác (3,8%), hoặc chịu ít nhất 1 trong 4 vấn đề nêu rên (13,8%), cao hơn các quốc gia khác như: Úc (11,8%), Ai len (11,1%), Thái Lan (13,1%).

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh cũng nêu lên một thực trạng đáng lo ngại ở Việt Nam, đó là việc tiếp cận rượu bia ở nước ta khá dễ dàng. Cụ thể, trẻ em Việt Nam,đặc biệt là trẻ em ở nông thôn sớm tiếp cận với rượu bia, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh dẫn chứng:  ở nông thôn nước  ta, trẻ em cũng có thể mua rượu bia khi được cha mẹ yêu cầu… Vì thế cần khuyến cáo người đủ 18 tuổi trở lên mới được sử dụng rượu bia hoặc mua rượu bia…

Việc lạm dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động, gây ra những tác hại về sức khỏe và nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác. Do đó, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia phải sớm được ban hành để tạo hành lang pháp lý cho việc kiểm soát việc lạm dụng rượu, bia…

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội cần đẩy nhanh lộ trình xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu bia; đề nghị Quốc hội sớm đưa Luật Phòng chống tác hại rượu bia vào chương trình nghị sự xây dựng Luật năm 2017 của Quốc hội; Luật Phòng chống tác hại rượu bia cần có những điều khoản lien quan tới kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ và kiểm soát bán lẻ với nội dung mạnh; nghiên cứu xem xét việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá và rượu bia.

Xem chi tiết tại đường link:
http://m.anninhthudo.vn/truyen-hinh-atv/hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-kiem-soat-tac-hai-cua-bia-ruou/708247.antd

http://quochoitv.vn/kinh-te-xa-hoi/2016/11/can-som-ban-hanh-luat-phong-chong-tac-hai-ruou-bia/142558

Ngày 16/11/2016
Khoa Xã hội học Y tế  
In trangXem & inGửi mailĐầu trangTrở lại
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 TÁC NGHIỆP
Trang thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Y tế 
Địa chỉ:Ngõ 196 - Đường Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:84-4-38234167. Fax:84-4-38232448.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử số: 47/GP-BC
do Cục báo chí Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 25/04/2005.